Trong bầu không khí ấm áp và nhộn nhịp của ngày mở đầu tiết Thanh minh, hãy cùng chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa “nhớ ơn tổ tiên” của người dân Việt Nam thông qua những hình ảnh Tết Thanh minh đẹp và ấn tượng nhất sau đây.
Ngắm nhìn những hình ảnh Tết Thanh minh - nét đẹp văn hóa của người Việt
Từ xa xưa đến nay, Tết Thanh minh vẫn luôn được xem là một trong những ngày lễ quan trọng để người dân Việt Nam tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước, đồng thời giữ gìn và duy trì phong tục “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của ông bà ta.
Nét đẹp văn hóa của ngày Tết Thanh minh không chỉ được thể hiện qua những hoạt động truyền thống và những phong tục đặc trưng của từng vùng miền, mà còn được lưu giữ thông qua những hình ảnh Tết Thanh minh ấn tượng và ý nghĩa sau đây:
Theo phong tục văn hóa của dân tộc Tày, Nùng tại các khu vực Bắc Kạn, Cao Bằng, Tết Thanh minh còn được gọi là Tết “bươn slam, so slam”. Theo đó, người Tày, người Nùng thường tổ chức tảo mộ vào đúng ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch hằng năm. Trên đây là hình ảnh các gia đình cùng nhau đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh tại huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. (Ảnh: Non nước Cao Bằng)
Vào ngày Tết Thanh minh, không khí tại các khu mộ tại vùng núi non trùng điệp Cao Bằng lại trở nên tấp nập và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. (Ảnh: Non nước Cao Bằng)
Điểm đặc biệt của ngày Tết Thanh minh trong văn hóa vùng Đông Bắc Bộ chính là mỗi ngôi mộ đều cắm một cây nêu với chùm hoa cắt bằng giấy rất đẹp. (Ảnh: Đời sống Việt Nam)
Theo đồng bào dân tộc Tày, Nùng, phần lớn các ngôi mộ đều được đặt trên vùng đồi, núi xa nhà nên nhiều gia đình thường thụ lộc ngay bên phần mộ của tổ tiên sau khi hoàn tất việc tảo mộ. (Ảnh: Non nước Cao Bằng)
Trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngoài mộ của người dân đồng bào Tày, Nùng thường có thịt gà, thịt lợn, hương hoa, quả, bánh kẹo, giấy tiền, rượu và thứ bánh đặc trưng của như bánh lá gai, bánh lá ngải, bánh củ chuối, bánh trứng kiến. (Ảnh: VnExpress)
Đối với đồng bào người Nùng ở miền Đông tỉnh Cao Bằng, một món ăn đặc trưng cần phải có trong mâm cúng dịp Tết Thanh minh chính là món xôi đen được làm từ lá cây sau sau. (Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Ngoài ra, xôi ngũ sắc hay còn được đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn gọi là “khẩu nua đăm đeng” cũng được xem là một trong những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Thanh minh. Thông thường, xôi đăm đeng được nấu từ gạo nếp cái - loại gạo hạt căng tròn, trắng bóng kết hợp với những sắc màu rực rỡ từ các loại lá cẩm rừng tạo nên một vẻ ngoài bắt mắt và hương thơm đặc trưng. (Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Trong mâm cỗ cúng tổ tiên của người Nùng không có bánh trôi, bánh chay mà thay vào đó là các loại đặc sản địa phương. Mâm cúng được bày trí không quá cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện được lòng biết ơn của người dân với tổ tiên. (Ảnh: QL công viên địa chất Cao Bằng)
Sau khi thắp hương, bày cỗ, người dân rót rượu khấn mời vong linh người đã khuất về ăn cỗ cùng con cháu và phù hộ cho con cháu sức khỏe, đầm ấm, hạnh phúc, tài lộc. (Ảnh: VnExpress)
Bên cạnh đó, tại các khu vực trung tâm như thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, người dân cũng tất bật sắm lễ cúng để đi tảo mộ và cùng nhau sum vầy để chuẩn bị mâm cúng cho ông bà tổ tiên. (Ảnh: Bách Hóa XANH)
Đối với người Việt, Tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. (Ảnh: Bách Hóa XANH)
Hình ảnh gia đình quây quần bên phần mộ tổ tiên trong Tết Thanh minh đã tạo nên nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn đang được các thế hệ giữ gìn và phát huy. (Ảnh: Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên)
Từ xưa đến nay, bát hương được coi là nơi giáng ngự của ông bà gia tiên. Do đó, việc thắp hương trong ngày Tết Thanh minh được xem như cách để kết nối giữa hai thế giới âm - dương, đồng thời gửi gắm những lời cầu nguyện của con cháu quyện theo làn khói thơm hướng về cõi linh thiêng. (Ảnh: Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên)
Vào ngày Thanh minh, không chỉ người lớn mà cả trẻ con cũng được cho ra mộ để thăm viếng, bái tế tổ tiên, thân nhân đã khuất, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để các bé tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và bày tỏ sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. (Ảnh: Saostar)
Hình ảnh con cháu thành tâm cầu nguyện bên phần mộ của ông bà tổ tiên vào ngày Tết Thanh minh vẫn luôn là một nét đẹp truyền thống được người dân Việt Nam gìn giữ qua nhiều thế hệ. (Ảnh: Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên)
Tùy vào văn hóa của từng vùng miền, gia đình mà lễ cúng Tết Thanh minh ở phần mộ tổ tiên có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Các lễ vật thường có trên mâm cúng gồm có hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. (Ảnh: Saostar)
Khi đi tảo mộ dịp Tiết thanh minh, ngoài việc chuẩn bị lễ vật và dọn dẹp mộ phần y theo phong tục, thì việc chọn hoa tươi dâng cúng cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong nghi lễ cúng bái trong ngày Tết thanh minh. (Ảnh: Saostar)
Thông thường, khi đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh, các gia đình sẽ lựa chọn những loài hoa có màu trắng hoặc màu vàng và có mùi hương thơm nhẹ nhàng như hoa cúc trắng, hoa bách hợp trắng, hoa hồng trắng, hoa cúc vàng, cúc đại đóa,... Nếu đi viếng mộ người thân đã khuất được hưởng dương thượng thọ, bạn có thể chọn nhiều hoa có màu đỏ, hồng đậm để bày tỏ nỗi nhớ và tình thương sâu đậm với tổ tiên. (Ảnh: Bolong.id)
Nếu như đồng bào dân tộc Tày, Nùng thường bày trí cây nêu treo dải băng bằng giấy màu rực rỡ trên phần mộ của tổ tiên, thì người Kinh sẽ trang hoàng lại bia mộ của ông bà bằng những đóa hoa tươi thắm để thể hiện tình cảm nhớ nhung nồng ấm của con cháu. (Ảnh: Bình Giả)
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số hình ảnh Tết Thanh minh ấn tượng và đẹp mắt sau đây để chia sẻ cho gia đình, bạn bè hoặc đăng tải lên trang cá nhân của mình trong ngày lễ ý nghĩa này:
Ảnh: Vietnam Times
Ảnh: Tionghoa Org
Ảnh: Bình An
Ảnh: Bình An
Ảnh: Bình An
Ảnh: Bình An
Ảnh: Bình An
Ảnh: Bình An
Ảnh: Bình An