Những lý do khiến 7-Eleven 'bại trận' ở Indonesia

Các cửa hàng 7-Eleven ở Thái Lan rất thành công nhưng ở Indonesia lại không có được điều này bởi nhiều lý do.

Khách đến ngồi Wifi là chính

Khi mới bắt đầu xuất hiện hồi năm 2009, các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven ở Indonesia được xem là thành công. Các cửa hàng tiện lợi của thương hiệu này luôn đông khách, Modern International - công ty quản lý chuỗi này ở Indonesia thậm chí từng lên kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng ra khỏi phạm vi Jakarta.

Nhưng thứ 6 vừa qua, các cửa hàng tiện lợi của 7-Eleven ở Indonesia đã chính thức đóng cửa. Sự việc này diễn ra sau khi hợp đồng trị giá 1 nghìn tỷ Rupiah về việc bán lại chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven ở Indonesia cho tập đoàn Charoen Pokphand đã không thành công.

nhung ly do khien 7 eleven bai tran o indonesia

Nhân viên trông xe tại một cửa hàng 7-Eleven ở ngoại ô Jakatar cho hay: "Các cửa hàng luôn đông khách nhưng khách không mua sắm nhiều. Họ đến chơi và dùng Wifi. Khách hàng mang theo máy tính xách tay và ngồi nhiều giờ nhưng chỉ mua một ly nước".

Nhưng đó chưa phải là tất cả, Modern International đang đối mặt vơi sự cạnh tranh khốc liệt từ Alfamart và Indomaret. Đây là 2 chuỗi cửa hàng tiện lợi đã được lập ra từ lâu và mạng lưới rộng khắp hơn ở Indonesia.

Reze Priyambada - một chuyên gia phân tích về bán lẻ ở Jakarta cho biết: "Doanh thu từ bán hàng của 7-Eleven không trang trải đủ chi phí điện, Wifi...".

Alfamart và Indomaret ban đầu đã bắt chước theo phong cách của 7-Eleven. Hai thương hiệu này vốn dĩ phát triển mô hình minimarket (chợ nhỏ) giống như một cửa hàng tạp hóa bán đồ tươi sống hơn là kiểu cửa hàng tiện lợi và cũng không chú trọng bán đồ ăn hay đồ uống có cồn.

Trong những năm gần đây, Alfamart đã hợp tác với chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson ở Nhật Bản, còn Indomaret đã tạo ra thương hiệu cửa hàng tiện lợi có tên Indomaret Point.

Đối với những người trẻ ở Indonesia, 7-Eleven đã tạo ra một không gian giải trí. Các cửa hàng ở ngay mặt đường, các bữa ăn nóng và giá cả phải chăng đưa lại cho họ cảm giác về một quán ăn truyền thống với chỗ ngồi thoải mái, điều hòa mát lạnh và Wifi miễn phí như một quán cà phê hiện đại.

Chịu tác động từ quyết định cấm bán rượu

Tháng 4/2015, Chính phủ Indonesia cấm bán rượu tại cac cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Vào thời điểm đó, tiền bán rượu chiếm 15% doanh thu của 7-Eleven ở Indonesia.

Mặc dù, Chính phủ nước này đã nới lỏng chính sách cấm bán rượu này để cho chính quyền địa phương tự quy định vấn đề này. Nhưng Indonesia và các thành phố lớn vẫn giữ nguyên quy định nói trên. Chính điều này đã tác động trực tiếp đến các cửa hàng 7-Eleven.

Tuturn Rahanta - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Indonesia cho hay, 7-Eleven có thể vướng phải vấn đề giấy phép.

nhung ly do khien 7 eleven bai tran o indonesia

Theo các thông tin từ báo chí Indonesia, hồi năm 2012, Bộ Thương mại Indonesia cảnh báo 7-Eleven về việc bán một số mặt hàng mà không có giấy phép kinh doanh thích hợp.

Từ quy định cấm bán rượu ở cửa hàng tiện lợi, danh số bán hàng của 7-Eleven giảm 8,8% năm 2015 còn 886,84 tỷ Rupiah.

Trong khi 2 đối thủ Alfamart và Indomaret lại có doanh thu tăng trong năm đó do không chịu ảnh hưởng nhiều. Ngoài việc cung cấp đồ ăn, đồ uống các mặt hàng khác, 2 thương hiệu này đã mở rộng ra các dịch vụ khác như thanh toán hóa đơn và đặt tour du lịch. Theo ngân hàng Nomura ước tính, các dịch vụ này chiếm 15,3% tổng thu nhập của Alfamart trước thuế.

Modern International bắt đầu đóng cửa 21 cửa hàng tiện lợi 7-Eleven năm ngoái trong bối cảnh sụt giảm doanh số. Từ đầu năm đến nay, công ty này đã đóng cửa 30 cửa hàng 7-Eleven ở Indonesia. Trong khi đó, doanh thu của Alfamart và Indomaret tiếp tục tăng hồi năm ngoái và sở hữu 13.000 cửa hàng trên khắp Indonesia.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.