Cửa hàng tiện lợi đang là mảnh đất “màu mỡ”
Theo Savills Việt Nam, với chính sách mở cửa cho ngành bán lẻ từ năm 2009, thị trường Việt Nam trở thành môi trường màu mỡ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Khảo sát người tiêu dùng của Savills tại TP HCM năm 2017 cho thấy, tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn rất nhiều mức 4% vào năm 2015.
Vinmart+ dự kiến sẽ có 4.000 cửa hàng vào năm 2020. (Ảnh: Dân trí). |
Cụ thể, các thương hiệu Việt Nam đang tích cực mở rộng thị phần. Tiêu biểu là chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam- Vinmart+ dự kiến sẽ có 4.000 cửa hàng vào năm 2020.
Bên cạnh đó, theo kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của thương hiệu nước ngoài Family Mart (Nhật Bản), dự kiến sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng vào 2020 tại Việt Nam. Đồng thời, 7-Eleven (Nhật Bản) sẽ mở rộng hoạt động với 1.000 cửa hàng tại Việt Nam sau 10 năm (2027).
Savills nhận định, xét về thực chất, cửa hàng tiện lợi không phải là nhân tố mới xuất hiện của thị trường bán lẻ Việt Nam. Savills dẫn chứng, một thập niên trước, nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi nội địa ra đời song mô hình này chưa thành công bởi giá thành cũng như ý niệm “liệu sự tiện lợi có đáng để bỏ tiền?”
Sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tại Việt Nam hiện đang có những chuyển biến đáng kể với sự góp mặt của khá nhiều thương hiệu trong nước lẫn quốc tế.
Savills đánh giá, việc tham gia của nhiều thương hiệu sẽ tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt cho mô hình này. Bên cạnh đó, xu hướng nguồn cung thị trường bán lẻ phát triển hướng ra khu vực ngoài trung tâm thành phố cũng đang hình thành khá rõ rệt. Theo đó, thị phần nguồn cung bán lẻ khu vực ngoài trung tâm tăng liên tục từ mức 79% vào năm 2013 lên mức 87% vào quí III/2018.
Người Việt đang thay đổi hành vi tiêu dùng
Theo khảo sát tại các Trung tâm thương mại (TTTM) của Savills, người tiêu dùng Việt Nam đang có sự thay đổi về hành vi tiêu dùng trong năm 2017 - 2018 so với hai năm trước đó.
Đặc biệt, nhu cầu mua sắm thay đổi đáng kể khi các quầy hàng thời trang và đồ gia dụng không duy trì được sức hút đối với người tiêu dùng tới TTTM.
Người dân mua sắm tại các TTTM. (Ảnh: Người Lao động). |
Theo đó, đây cũng là kết quả khi mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển trong thời gian gần đây, dù dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam đang ở bước đầu. Tuy nhiên, khả năng cũng như tốc độ phát triển của mô hình này đang gia tăng mạnh mẽ.
Savills cho rằng, khi hành vi tiêu dùng của người Việt Nam thay đổi thì chủ đầu tư và khách thuê đều phải có những thay đổi trong ý tưởng phát triển cũng như hình thức kinh doanh. Theo Savills, thị trường bán lẻ nói chung và phân khúc trung tâm thương mại nói riêng tại TP HCM đang có công suất cho thuê duy trì ở mức cao, trên 90%.
Tính đến quí III/2018, công suất cho thuê của TTTM đạt mức ổn định 91% trong khi đó giá cho thuê trung bình có xu hướng giảm.
Do đó, Savills cho rằng, việc ghiên cứu khách hàng mục tiêu, nắm bắt hành vi tiêu dùng của người mua sắm trong khu vực dự án tọa lạc là điều rất quan trọng cho chủ đầu tư khi phát triển một dự án bán lẻ từ việc thiết kế kiến trúc dự án, bố trí mặt bằng đến cơ cấu khách thuê.
Tương lai nào cho nghành bán lẻ Việt?
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tư vấn Savills TP HCM cho biết, thị trường bán lẻ tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng đang hưởng lợi từ những thuận lợi về kinh tế vĩ mô như tốc độ kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống đang cải thiện, dân số tăng trưởng đều trong đó dân số trẻ trí thức và xu hướng sống tự lập chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, ngành bán lẻ hiện đại đang tăng dần sức ảnh hưởng và thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển.
Savills cũng cho rằng, hiện nay, thị trường Việt Nam đang sở hữu nhiều yếu tố như thuận lợi về thời điểm lí tưởng, sự mở rộng nhanh chóng. Đặc biệt, yếu tố người tiêu dùng có thu nhập cao và sở thích mua sắm đa dạng là những điều kiện để phát triển ngành bán lẻ hiện đại.
Ai đang thật sự thống lĩnh thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam?
Việc nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử của Trung Quốc đang giành thị phần mua sắm trực tuyến ở Việt Nam kéo theo nỗi ... |
Nhà bán lẻ Việt Nam rất… cô đơn!
Sở thích mua sắm của người Việt thay đổi rất nhanh, thậm chí thay đổi chỉ sau một đêm. |
Tỷ phú Thái tuyên bố rót thêm 500 triệu USD vào bán lẻ Việt Nam
Với mục tiêu nâng cao doanh số khai thác được tại thị trường bán lẻ Việt Nam, trong vòng 5 năm tới tập đoàn bán ... |