Nếu có dịp ghé thăm Hà Giang, du khách đừng quên thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng tại vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Vốn là món ăn truyền thống của người H’Mông, thắng cố được chế biến với các nguyên liệu chính như xương, thịt và nội tạng ngựa. Sau khi rửa sạch và ướp gia vị cho đậm đà, các bộ phận của con ngựa sẽ được đổ vào chảo để xào qua, sau đó cho nước ninh sôi đến cả tiếng đồng hồ. Theo phong tục truyền thống, người H’Mông sẽ nấu thắng cố trong những chiếc chảo đại rồi cả nhóm người đứng quây quần, đông đủ rồi mới bắt đầu thưởng thức món ăn.
Nếu có cơ hội ghé thăm Hà Giang, du khách nên một lần trải nghiệm hương vị độc đáo, khó quên của món ăn đậm chất núi rừng phía Bắc này. Thắng quế khi nấu xong sẽ phảng phất mùi hương của thảo quả, hồi, quế và lá chanh. Khi uống cùng với rượu ngô cay nồng, hương vị của món ăn càng trở nên dậy mùi và hấp dẫn hơn.
Tham khảo địa chỉ mua đặc sản Hà Giang: Chợ Đồng Văn, Hà Giang
Từ tháng 10 đến tháng 1 hàng năm là mùa hoa bạc hà nở trên cao nguyên đá Đồng Văn. Đây cũng chính là thời điểm thu hoạch mật ong bạc hà nổi tiếng tại miền cao Đông Bắc. Với tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, mật ong bạc hà được nhiều người lựa chọn làm quà cho bạn bè, người thân sau những chuyến du lịch Hà Giang.
Không giống như mật ong nhãn hay vải, mật ong bạc hà có vị ngọt thanh, không nóng, đồng thời cho cảm giác thư thái và dễ chịu. Nếu muốn mua mật ong về làm quà, du khách nên ghé Hà Giang vào khoảng thời gian trên để đảm bảo mua được loại mật ong chính thống.
Tham khảo địa chỉ mua đặc sản Hà Giang:
Đường Phùng Hưng, phường Trần Phú, TP Hà Giang
Thịt trâu gác bếp là một trong những món đặc sản có thể mua về làm quà quanh năm tại Hà Giang. Trước kia, loại thịt này được người dân địa phương chế biến như một dạng tích trữ lương thực trong nhà. Trải qua thời gian với độ phổ biến ngày càng rộng rãi, món thịt trâu gác bếp với hương vị thơm ngon cuốn hút, được tẩm ướp gia vị kĩ càng trở thành một trong những nét ẩm thực khó quên mỗi khi du khách có dịp ghé thăm Hà Giang.
Điểm đặc biệt của món ăn này là công đoạn chế biến, tẩm ướp gia vị đặc trưng của người dân tộc miền cao. Miếng thịt trâu sau khi được nêm nếm gừng, ớt, mắc khén sẽ cho hương vị cay nồng, thơm ngon khó cưỡng. Sau công đoạn tẩm ướp, người dân sẽ xiên thịt vào que sau đó gác lên bếp cho thịt khô dần theo đúng ý muốn.
Không chỉ là món ăn đặc trưng của người dân Hà Giang, thịt trâu gác bếp còn được du khách gần xa yêu thích và lựa chọn mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Tham khảo địa chỉ mua đặc sản Hà Giang:
Cindy’s House: số 4 đường Mai Hắc Đế, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang
Xôi ngũ sắc cũng là một trong những món đặc sản khó quên trong chuyến khám phá mảnh đất Hà Giang. Người Tày tạo ra món xôi ngũ sắc dựa trên 5 gam màu chính của ngũ hành. Với họ, màu sắc của xôi càng đẹp sẽ càng tượng trưng cho sự thịnh vượng, sung túc của gia đình.
Xôi được người phụ nữ Tày nấu chín từ gạo nếp cái hoa vàng. Sau khi ngâm gạo trong thời gian từ 6 đến 8 tiếng, người ta sẽ đồ xôi trên bếp lửa đượm than để món ăn được chín dẻo và thơm đậm hơn. Món ăn tỉ mỉ, tinh tế, được tạo thành từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ miền cao khiến du khách ghé thăm ấn tượng, nhớ mãi không thôi.
Tham khảo địa chỉ mua đặc sản Hà Giang:
Các khu chợ của người dân bản địa tại Hà Giang
Nếu có dịp ghé thăm Hà Giang, du khách đừng quên thưởng thức món thịt lợn cắp nách nức tiếng vùng Tây Bắc. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi nguyên liệu của món ăn này là những con lợn có trọng lượng chỉ từ 4 - 5kg.
Lợn sau khi được làm sạch sẽ tẩm ướp cẩn thận sau đó để nguyên con để nướng hoặc quay. Món lợn cắp nách đạt yêu cầu khi lớp bì giòn tan rồi đến phần thịt nạc mềm thơm, ngọt vị, dày chưa đến 2cm. Để thưởng thức món lợn cắp nách đúng cách, bạn nên nhâm nhi cùng với rượu táo mèo nổi tiếng. Đây là một trong những món ăn thơm ngon, cuốn hút hàng đầu trong những chuyến du lịch, khám phá Hà Giang.
Sau mỗi mùa hoa, người dân tại Hà Giang lại thu hoạch hạt tam giác mạch để phơi khô, chế biến thành loại bột làm bánh cùng tên nổi tiếng. Để làm ra được những chiếc bánh tam giác mạch thơm ngon, chất lượng, người ta phải xay nhuyễn hạt đã phơi khô. Quá trình xay bột cũng vô cùng cầu kì bởi chỉ khi hạt hoa được mịn đều, đúng chuẩn thì bánh làm ra mới đẹp mắt, không bị lợn cợn.
Bột xay xong sẽ được nhào với nước rồi đúc thành từng miếng tròn dẹt với đường kính chừng một gang tay. Bánh hấp chín sẽ có hương thơm cùng màu tím nhạt đặc trưng. Bánh thường được bày bán tại các khu chợ phiên tại Tây Bắc. Ngoài tam giác mạch, du khách có thể thưởng thức thêm các loại bánh khác như bánh bột ngô, bánh ngô nếp… cũng vô cùng nổi tiếng ở Hà Giang.
Tham khảo địa chỉ mua đặc sản Hà Giang:
Cổng khu di tích họ Vương, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang
Các khu chợ phiên tại Hà Giang