Những nhà máy 'sản xuất' ô nhiễm ở Trung Quốc

Các nhà máy luyện thép trái phép ở Nội Mông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, dù chính phủ cam kết đưa Trung Quốc thành đất nước không ô nhiễm.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc Quan chức Trung Quốc bị bắt vì gian lận số liệu ô nhiễm

nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc

Trung Quốc tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ nhà máy luyện thép tư nhân và lò luyện kim ở vùng nông thôn, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa phát thải khí carbon và ô nhiễm không khí. Năm 2015, nhiều đoàn kiểm tra môi trường đã khảo sát ở tỉnh Sơn Tây, Ninh Hạ, khu Nội Mông và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Canada Kevin Frayer cho biết hai lò luyện thép trái phép vẫn đang hoạt động hết công suất tại khu vực Nội Mông. Frayer đã ghi lại những hình ảnh cho thấy tác động đáng sợ của lò luyện kim dùng than đốt đối với môi trường. Theo chủ các cơ sở, hho biết họ chỉ cần "đút lót" một khoản tiền cho thanh tra cơ sở để tiếp tục sản xuất.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
Frayer miêu tả quang cảnh tại những nhà máy luyện thép bất hợp pháp vừa nên thơ vừa đáng lo ngại. “Tôi thấy ánh lửa đỏ cùng những tia lửa bắn lên ở đường chân trời khi Mặt Trời lặn", Frayer nói.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
“Phải đến tận nơi bạn mới cảm nhận được sức nóng toả ra từ các lò luyện. Không khí thì ngột ngạt đến khó thở. Những người thợ làm việc cực nhọc nhưng lại rất thân thiện và vui vẻ”, Frayer kể lại.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
Sự tồn tại của cơ sở luyện kim trái phép này đặt ra câu hỏi liệu con người có sẵn sàng từ bỏ sản xuất để bảo vệ môi trường hay không. "Tôi nhận thấy rằng, hành động tiếp than vào lò luyện kim là một minh chứng cho nhu cầu vô hạn của con người", Frayer bức xúc.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
Những tấm hình của Frayer cũng cho thấy rõ thách thức mà chính quyền Trung Quốc phải đối mặt để hạn chế sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
Theo Guardian, các chương trình hành động bảo vệ môi trường khó được triển khai ở Trung Quốc vì diện tích rộng lớn. Trong khi chính quyền trung ương đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm thiểu sử dụng nhiệt điện do đốt than xuống 55%, những cơ sở luyện thép dùng than, đa phần nằm xa Bắc Kinh, vẫn đang mở rộng hoạt động. Trung Quốc tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc những hoạt động trái phép.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
Sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cùng tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhiều ý kiến hy vọng Trung Quốc trở thành nước đi đầu trong bảo vệ môi trường toàn cầu. Hồi tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ biến Trung Quốc thành đất nước tươi đẹp, với bầu trời trong xanh, rau an toàn và những dòng sông không ô nhiễm.
nhung nha may san xuat o nhiem o trung quoc
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về vai trò mới của Trung Quốc và cho rằng Bắc Kinh phải nỗ lực hơn nữa thay vì chỉ đưa ra cam kết hiện nay. Bởi trên thực tế, việc giảm thiểu đó có thể tác động đến nền kinh tế và gây thất nghiệp ở quốc gia đông dân này.
chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/5 - 17/5): Hà Nội chốt giảm 61 xã phường, khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành vào 2/9
Hà Nội sẽ giảm 61 xã phường; Bắc Giang giảm 7 đô thị so với quy hoạch duyệt năm 2022; Sở GTVT TP HCM đề xuất xây dựng thêm hàng loạt tuyến metro; Đăk Lắk đề xuất làm đường kết nối cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.