Những vụ 'chặt chém' du khách gây ồn ào nhất năm 2017 |
Các vụ gian lận khi tính phí đồ ăn khiến nhiều du khách bức xúc.
Bữa ăn hơn 6 triệu đồng ở Đà Nẵng
Hoá đơn ăn trưa hơn 6 triệu đồng tại một nhà hàng hải sản trên đường Trần Bạch Đằng (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) được chị Hiền (Hà Nội) chia sẻ trên trang cá nhân vào tháng 7.
Đoàn khách gồm 15 người lớn và 12 trẻ em, gọi 6 đĩa thịt rang, 6 đĩa trứng, 4 đĩa mực, 3 bát canh ngao chua và một số món khác. Theo thực đơn ở quán, cá chim có giá 500.000 đồng/kg nhưng tính tiền 600.000 đồng/con. Thịt rang 120.000 đồng/ đĩa nhưng "chỉ có vài miếng lèo tèo".
Hoá đơn và hình ảnh món ăn được chị Hiền chia sẻ.
Sau đó, Đội quản lý thị trường số 4 (TP Đà Nẵng) đã vào cuộc kiểm tra và kết luận: "Nhà hàng đã bán thịt ram mặn và trứng chiên với giá cao hơn giá niêm yết", báo cáo nêu.
Đại diện quán này lại cho rằng mình không "chặt chém" vì đã phục vụ đúng với giá cả các món ăn đã niêm yết. Giá hải sản tươi sống được bán theo giá thời vụ nhưng vẫn có báo giá trên bảng.
Nhà chức trách sau đó cho biết sẽ xử lý vi phạm của nhà hàng này do vi phạm về Luật Giá.
Quán ăn không trả tiền cọc vì khách đến trễ một tiếng
Vào cuối tháng 7, chị Kim Phượng, 34 tuổi (ngụ tại TP Biên Hoà), gọi đặt cơm tại quán cơm lam gà nướng trên đường Ankoret, phường 7, TP Đà Lạt và đặt cọc một triệu đồng.
Quán ở ngoại thành, đoàn khách bị lạc đường nên đến trễ một tiếng so với thoả thuận ban đầu. Khi đến nơi, đoàn bị nhân viên quán từ chối phục vụ và không trả lại số tiền cọc với lý do đến trễ.
Sau khi xảy ra vụ việc, quán này đã tháo bảng hiệu.
Công an TP Đà Lạt đã vào cuộc ngay sau khi tiếp nhận vụ việc. Tại thời điểm kiểm tra, bà Như Loan (52 tuổi, chủ quán) phủ nhận việc kinh doanh và nói chỉ nấu ăn phục vụ bạn bè, người quen.
Qua quá trình theo dõi và điều tra, công an đã xác định, quán của bà Loan nhận đặt nấu ăn phục vụ du khách qua điện thoại và mạng internet, đồng thời yêu cầu khách phải đặt cọc trước mới phục vụ.
Do đó, tổng số tiền bà Loan bị phạt là hơn 7,2 triệu đồng,
về các hành vi: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định; Quán kinh doanh thức ăn nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; Không thực hiện việc khám sức khỏe cho những người đang phục vụ tại quán.
Bữa cơm trưa hơn 8 triệu đồng trên vịnh Hạ Long
Giữa tháng 11, anh Nguyễn Đình Tuyên, đến từ Đồng Nai, cho hay đoàn của anh gồm 9 người đi tham quan vịnh Hạ Long theo tour trọn gói của một hãng tàu với giá 2,6 triệu đồng. Đoàn gọi bữa trưa theo thực đơn với các món cá song, mực ống, thuỷ sâm, cơm rau. Khi tàu về đến gần bờ, đoàn của anh Tuyên đã phải thanh toán cho bữa ăn với số tiền hơn 8 triệu đồng.
Ngoài ra, đoàn còn phải trả thêm một hoá đơn gồm công chế biến, đồ tráng miệng, 6 lon bia để hấp hải sản với giá hơn 1,8 triệu đồng.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định, hãng tàu này có đầy đủ các điều kiện để vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long, trên tàu có niêm yết giá các dịch vụ của tàu và giá niêm yết phù hợp với hóa đơn báo giá cũng như hóa đơn thanh toán cho đoàn khách nêu trên. Duy nhất có mục “cà phê” là không có trong bảng niêm yết giá.
Cơ quan chức năng TP Hạ Long xác định: Thuyền viên tàu không thỏa thuận trước với khách hàng trước khi tính phí chế biến hải sản và sử dụng bia để hấp hải sản. Sau đó, tàu bị đình chỉ hoạt 30 ngày.
'MỜI XEM THÊM'
Du lịch Việt Nam và những điểm đến được nhắc tên nhiều nhất 2017 | |
9 sự kiện của du lịch Việt Nam năm 2017 | |
Top hành động 'khó đỡ' của khách du lịch trong năm 2017 |