Những quán bán cao lầu đáng thử nhất ở Hội An

Cao lầu không chỉ là món ăn đặc trưng của Hội An mà còn hơn thế nữa, một món ăn mang đậm sự giao thoa của ba nền văn hóa Việt – Hoa – Nhật, khiến ai nấy đều tò mò muốn thử khi đặt chân nơi này.

Từ lâu cao lầu đã được nhắc đến như một món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội. Cao lầu được cho là xuất hiện ở Hội An từ thế kỉ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa.

F99BACE6-CD98-4DF0-83F0-3275CAAE06A9

Cao lầu là món ăn đặc trưng của Hội An. (Ảnh: Bảo Bình)

Theo sử sách, người Nhật vào Hội An buôn bán trước người Hoa nhưng chính người Hoa lại bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này. Cao lầu cũng được tạo nên từ sự giao thoa văn hóa này và mang nét đặc trưng riêng của Hội An. Món này là sự pha trộn giữa kiểu sợi mì udon Nhật, thịt ăn kèm là kiểu xá xíu của người Hoa; khi ăn có thêm rau sống, cao lầu chiên giòn kiểu Việt.

IMG_9642

Món ăn có sự pha trộn của văn hóa Việt - Nhật - Trung. (Ảnh: Bảo Bình)

Cao lầu giống món trộn hơn là bún hay phở, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Sợi mì vàng óng, có độ giòn, dẻo khô đặc trưng; ăn kèm với thịt xá xíu, tôm, giá đỗ và các loại rau sống được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng gần đó. Đặc biệt, món này không có nhiều nước mà chỉ cho ít nước dùng đậm đà rưới lên trên. Để tô điểm cho món ăn, người ta cho thêm những miếng da heo hoặc cao lầu khô thái vuông chiên giòn.

4_ hanh

Cao lầu được bán phổ biến ở phố cổ. (Ảnh: Bảo Bình)

Cái tên "cao lầu" vốn là tiếng Hán, chỉ những món "cao lương mĩ vị". Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này thường được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".

Cao lầu ngon chính là ở chất lượng của sợi mì được chế biến khá cầu kỳ nên dù có để qua đêm cũng bị ôi thiu và có độ giòn, dẻo, khô nhất định. Nước xay gạo phải lấy từ giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả nghìn năm và nước tro nấu củi đem từ Cù Lao Chàm về. Có thể vì vậy mà cao lầu trở thành một niềm tự hào của người Hội An, bạn có thể tìm thấy món ăn này ở rất nhiều hàng quán trong phố cổ.

5A02ED63-BB93-45D6-8453-7AACB07D10C7

Một món ăn được chế biến kì công. (Ảnh: Bảo Bình)

Hiện nay để thưởng thức trọn vị món ăn trứ danh này, bạn nên ghé quán Thanh Cao Lầu – một trong những địa chỉ nổi tiếng ở Hội An. Tuy chỉ là một quán nhỏ nhưng đã có từ năm 1998 cho đến nay ở địa chỉ số 26 đường Thái Phiên.

75635859_575583066514059_4159963863862738944_n

Tô cao lầu trứ danh của quán Thanh Cao Lầu. (Ảnh: Bảo Bình)

Nhiều người cho rằng hương vị cao lầu của quán này đặc biệt hơn hẳn những quán khác, khá đậm đà và đã miệng khi ăn. Bát cao lầu đầy đặn, sợi cao lầu vàng nhạt, to bản, ăn vào thấy dai dai, mềm mềm, những miếng thịt lại được thái bản to, dày mình, được làm cẩn thận, đậm đà, ăn rất đã miệng. Ngoài ra, rau sống ăn kèm ở đây cũng được chọn lựa kĩ, rau còn thơm và tươi rói.

8_ Thanh Cao Lầu_ linhmph

Giá một tô cao lầu ở đây từ 25 – 30 nghìn đồng. (Ảnh: Bảo Bình)

Góp phần vào "bộ sưu tập những quán cao lầu ngon" phải kể thêm gánh cao lầu của bà Bé trong chợ Hội An (đầu đường Trần Phú) hoặc Cao lầu bà Thanh (đường Trần Cao Vân), Cao lầu ông Hai trong chợ vải Hội An... với giá mỗi tô từ 20 – 30 nghìn đồng.

9_ Bayaer

Cao lầu Bà Bé nằm trong chợ trên đường Trần Phú, Hội An. (Ảnh: Bayaer)

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.