1. Không mua bảo hiểm du lịch sớm nhất có thể
Ảnh: tripsavvy
Trong nhiều tình huống, khách du lịch thường bị cuốn hút vào lịch trình du lịch của họ mà chưa nghĩ tới việc phải mua bảo hiểm du lịch. Những người đi du lịch thành thạo khuyên bạn nên lập kế hoạch mua bảo hiểm du lịch trong các bước đầu tiên của lịch trình.
Theo công ty bảo hiểm du lịch InsureMyTrip, có ba thời điểm vàng để mua bảo hiểm du lịch: Một là khi khoản thanh toán tiền đặt cọc du lịch đầu tiên hoàn thành, hai là ngay sau khi bạn đặt chuyến đi và cuối cùng là ngay trước khi bạn khởi hành. Nếu bạn càng đình trệ mua bảo hiểm du lịch bao nhiêu thì càng chịu thiệt thòi bấy nhiêu.
Để được hưởng mức bảo hiểm tối đa, hãy chắc chắn rằng việc mua bảo hiểm du lịch đã có trong quá trình lập kế hoạch chuyến đi. Nếu bạn đang chuẩn bị đi du lịch nước ngoài thì nên mua bảo hiểm trong vòng 21 ngày kể từ lần thanh toán hoặc đặt cọc đầu tiên.
2. Chi phí phụ thêm
Ảnh: tripsavvy
Khi mua bảo hiểm du lịch cùng với các khoản chi phí ban đầu hoặc khoản đặt cọc đầu tiên, khách du lịch có thể không nắm được toàn bộ chí phí phải trả cho toàn bộ chuyến đi của mình. Mặc dù có thể biết giá tour hoặc vé máy bay, nhưng thường du khách bỏ qua các khoản khác, chẳng hạn như chi phí cho khách sạn hoặc các hoạt động vui chơi trên bờ biển.
Khi mua bảo hiểm du lịch sớm, khách du lịch nên lưu ý về bất kì khoản chi phí phụ thêm nào sau khi thanh toán bảo hiểm. Nhiều chương trình bảo hiểm du lịch cho phép người mua bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo hiểm khi kế hoạch du lịch của họ được bổ sung nhiều hơn.
Trong trường hợp này, bảo hiểm mà bạn đã mua trước đó sẽ được giữ nguyên, còn lại là khoản bổ sung thêm về chi phí và chính sách bảo hiểm mở rộng sẽ được thêm vào. Bằng cách mua thêm bảo hiểm du lịch, các khách du lịch đi nước ngoài có thể đảm bảo họ luôn được an toàn trong mọi tình huống.
3. Không mua bảo hiểm trước khi đi du lịch
Ảnh: tripsavvy
Một số quốc gia yêu cầu khách du lịch khi tới nước của họ phải xuất trình bảo hiểm du lịch trước khi đặt chân vào đất nước của họ. Đối với những người thích phiêu lưu đến một số quốc gia xa xôi hoặc nhiều điều luật nhất trên thế giới như Cuba hoặc Ba Lan thì bảo hiểm du lịch không chỉ là một tấm lưới an toàn mà còn là một yêu cầu đối với khách du lịch nước ngoài.
Khách du lịch khi đến những nước như vậy mà không xuất trình được bảo hiểm du lịch thì sẽ phải đối mặt với một trong hai lựa chọn: Một là mua một gói bảo hiểm du lịch đắt tiền do bên quản lí nhà nước cấp hoặc hai là bị từ chối nhập cảnh vào quốc gia này và trục xuất về nhà trên chuyến bay tiếp theo.
Trước khi đi du lịch nước ngoài, khách du lịch cần tìm hiểu trước các yêu cầu nhập cảnh của quốc gia đó, bao gồm các yêu cầu về thị thực và yêu cầu xuất trình bảo hiểm du lịch. Nếu điểm đến của bạn yêu cầu xuất trình gói bảo hiểm đang có hiệu lực thì hãy chắc chắn là bạn đã mua gói bảo hiểm sớm thay vì muộn màng.
4. Không hiểu rõ các điều khoản bảo hiểm
Ảnh: tripsavvy
Khi bạn lần đầu đi du lịch và cân nhắc việc mua gói bảo hiểm du lịch, một trong những sai lầm lớn nhất là bạn tin rằng bản thân được bảo hiểm trong một tình huống nào đó. Sự thật là các khiếu nại chỉ có thể được nộp trong một số điều kiện nhất định.
Một trong những quan niệm sai lầm về bảo hiểm du lịch phổ biến nhất là các điều khoản về bảo hiểm hủy chuyến. Mặc dù một số khách du lịch tin rằng họ có thể được phép hủy chuyến đi vì bất kì lí do gì, tuy nhiên việc hủy chuyến đi thực sự chỉ bao gồm một loạt các sự cố nhất định như cái chết của một thành viên gia đình trong khoảng thời gian đó hoặc gặp tai nạn xe hơi trên đường đến sân bay.
Trừ khi khách du lịch mua bảo hiểm "Hủy vì bất kì lí do gì", đối với các bảo hiểm thông thường khác họ sẽ không nhận được bất kì khoản bồi hoàn nào theo điều khoản bảo hiểm du lịch trừ khi nó thuộc một trong các tình huống được nêu ra.
5. Mua sai loại bảo hiểm
Ảnh: tripsavvy
Đối với du khách mới làm quen với bảo hiểm du lịch, nhiều kế hoạch bảo hiểm du lịch có thể trông giống nhau nhưng bạn cần biết bảo hiểm nào nên và không nên mua.
Khi nói đến bảo hiểm du lịch, có ba loại riêng biệt cần xem xét: bảo hiểm y tế, bảo hiểm toàn diện và bảo hiểm hàng năm. Các chương trình bảo hiểm du lịch y tế cung cấp bảo hiểm cho các thương tích do tai nạn hoặc tấn công khủng bố, nhưng có thể không bao gồm hành lí bị mất hoặc các chuyến đi bị gián đoạn.
Bảo hiểm toàn diện có thể bao gồm các điều khoản về mất hành lí, trì hoãn hành lí và hủy chuyến đi, nhưng không cung cấp một bộ bảo hiểm y tế đầy đủ như sơ tán y tế trong trường hợp khẩn cấp.
Cuối cùng là bảo hiểm du lịch hàng năm có thể cung cấp bảo hiểm mỗi ngày trong năm và có cả các quyền lợi về y tế và toàn diện, tuy nhiên bảo hiểm này có cả các quyền lợi tối đa trọn đời nên chỉ có hiệu lực khi xa nhà.
Trước khi mua bảo hiểm du lịch, hãy chắc chắn bạn đã hiểu phạm vi và cách áp dụng của bảo hiểm cho chuyến đi của bạn.
6. Các đồ dùng không được bảo hiểm chi trả
Ảnh: tripsavvy
Mặc dù hầu hết các chính sách bảo hiểm du lịch đã bao gồm các điều khoản về thiệt hại và mất mát hành lí kí gửi, một số mặt hàng dễ vỡ hoặc vô giá có thể không được đưa vào chính sách tiêu chuẩn.
Ví dụ về các mặt hàng bị loại trừ bao gồm đồ điện tử, đồ trang sức giá cao, đồ cổ và đồ gia truyền, và các mặt hàng bị giữ lại bởi các nhân viên hải quan. Nếu bất kì vật dụng nào trong số này bị hư hỏng hoặc bị loại khỏi hành lí thì các điều khoản bảo hiểm du lịch có thể không đủ để khôi phục những vật phẩm đó.
Khi mang theo các mặt hàng có khả năng nhạy cảm, hãy chắc chắn hiểu những gì sẽ được bảo hiểm theo bảo hiểm chuyến đi. Nếu một món đồ bị hư hỏng hoặc bị mất không được nêu trong hợp đồng bảo hiểm du lịch, nó có thể phải được vận chuyển, mang theo để trong hành lí xách tay hoặc để ở nhà hoàn toàn.
7. Mua thiếu hoặc thừa bảo hiểm
Ảnh: tripsavvy
Không phải tất cả các vấn đề về bảo hiểm du lịch đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về các điều khoản bảo hiểm hoặc mua sai bảo hiểm. Trong một số tình huống, khách du lịch có thể mua quá nhiều hoặc quá ít bảo hiểm cho chuyến đi.
Mặc dù các hãng du lịch thường cung cấp bảo hiểm du lịch cho khách hàng của họ, nhưng các bảo hiểm du lịch này chỉ có thể bảo vệ người sở hữu ở một mức độ nào đó. Các chính sách giảm giá giới hạn mức bảo hiểm và chỉ có thể bảo đảm một phần của chuyến đi, ví dụ như trên chuyến bay hoặc phòng khách sạn.
Nó cũng chỉ có thể cung cấp khoản bồi hoàn với một số tiền hạn chế, ví dụ như các trường hợp như tai nạn xe hơi trên đường đến chuyến bay, nhưng không phải trên đường đến khách sạn.
Ngược lại, khách du lịch khi đăng kí tour với một công ty du lịch, hoặc đơn vị tổ chức tour du lịch khác đôi khi có nguy cơ phải chi trả quá nhiều bảo hiểm. Các hãng du lịch có thể cung cấp một gói bảo hiểm du lịch toàn diện với mức giá cao. Trong những tình huống như vậy, giá được tăng lên bởi đơn vị điều hành tour du lịch để có được một khoản lợi nhuận bổ sung từ khách du lịch.
Có nhiều người lo ngại rằng họ có thể mua thiếu hoặc thừa bảo hiểm. Mặc dù bảo hiểm du lịch nên được mua trước khi khởi hành, tuy vậy, khi đi du lịch nước ngoài bạn không nên bị quá áp lực khi đứng trước các lựa chọn mua gói bảo hiểm du lịch dành cho mình.