Những 'thành phố ma' của Trung Quốc

Những thành phố bỏ hoang mọc lên như nấm là biểu hiện của khủng hoảng kinh tế và minh chứng rõ ràng cho hiện tượng bong bóng bất động sản tại Trung Quốc. 
nhung thanh pho ma cua trung quoc 'Thành phố ma' Trung Quốc - giấc mơ đô thị không thành hiện thực
nhung thanh pho ma cua trung quoc Ghé thăm 'thị trấn ma' lớn nhất Trung Quốc
nhung thanh pho ma cua trung quoc
Khung cảnh hiu hắt tại Thiên Đô Thành, được mệnh danh là "Paris bỏ hoang" của Trung Quốc.

Năm 2009, báo chí nước ngoài bắt đầu đưa tin về những thành phố mới mọc lên như nấm, nhưng lại bị bỏ hoang ở Trung Quốc. Việc thu thập dữ liệu về hiện tượng này không hề dễ dàng bởi chính phủ không đồng ý tiết lộ thông tin về tỷ lệ bỏ hoang tại khu dân cư. Các nhà nghiên cứu đành áp dụng những biện pháp như đếm số căn hộ sáng đèn hay phân tích dữ liệu truyền hình cáp.

"Bức tranh toàn cảnh thậm chí còn phức tạp hơn, mỗi thành phố lại có một câu chuyện khác nhau", Haishan Wu, chuyên gia dữ liệu từ Baidu, ứng dụng tìm kiếm phổ biến nhất tại Trung Quốc, nhận định.

Wu và cộng sự đã vẽ bản đồ các thành phố ma ở Trung Quốc, sau cuộc nghiên cứu phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh. Có tới 20 "thành phố ma" được xác định, hầu hết thuộc phạm vi đô thị loại 2 và 3, theo DW. Đô thị loại 1 là những trung tâm kinh tế như Bắc Kinh và Thượng Hải, loại 2 và 3 thường là thủ phủ các tỉnh lỵ.

Khu vực dân cư tại Thành Đô và Cáp Nhĩ Tân thường trong tình trạng vắng vẻ. Trong khi đó, tòa nhà văn phòng tại Tây An và Thành Đô bị bỏ trống tới 40-50%. Carlby Xie, giám đốc cấp cao của công ty bất động sản Colliers International China, cho biết "nhà đầu tư và chính phủ đều quan ngại về thị trường bất động sản ảm đạm ở những thành phố này".

"Ý tưởng ban đầu khi xây dựng đô thị vệ tinh là để giảm thiểu áp lực lên thành phố trung tâm lâu đời", Xie giải thích.

Từ đó, các tòa chung cư và văn phòng đua nhau mọc lên với tốc độ chóng mặt. Chính phủ Trung Quốc dự định di dời 100 triệu dân từ nông thôn lên thành phố đến năm 2020. Song điều đó đồng nghĩa với việc những thành phố này được xây nên dựa trên dự đoán về mức độ phát triển trong tương lai, không phải vì nhu cầu thực tế.

Tình hình diễn ra theo đúng dự đoán ở một số nơi. "Thành phố ma" ở thủ phủ Trịnh Châu đang dần trở nên đông dân. Ngày càng nhiều người trẻ tới đây làm việc vì cơ sở hạ tầng khang trang hơn hẳn khu đô thị cũ.

Tuy nhiên, số phận của hầu hết thành phố khác vẫn còn rất mơ hồ. Một ví dụ điển hình có thể kể đến khu đô thị mới Thiên Đô Thành, được mệnh danh là Paris trong lòng Trung Quốc, ở ngoại ô thủ phủ tỉnh Hàng Châu. Từ khi hoàn thành, nơi đây gần như không có một bóng người ở.

nhung thanh pho ma cua trung quoc
Dù có nhiều công trình hiện đại bậc nhất do 100 kiến trúc sư từ 27 nước thiết kế, thị trấn Ordos ở vùng Nội Mông, Trung Quốc vẫn vắng bóng người sinh sống. Ảnh: Raphael Olivier

Một trong những nguyên nhân là các nhà hoạch định lạc quan thái quá về tốc độ phát triển, trong khi thực chất nền kinh tế lại đang giảm tốc. Bên cạnh đó, việc cho các nhà đầu tư thuê đất xây nhà góp một phần quan trọng trong thu nhập của chính quyền địa phương.

Hệ quả là nhà đã xây xong, nhưng chính quyền không đủ tiền nâng cấp cơ sở vật chất xung quanh đó. Giao thông không thuận tiện, cộng với thiết bị hạ tầng nghèo nàn khiến những khu dân cư như vậy không tài nào thu hút được khách mua.

Ordos là một "thành phố ma" nổi tiếng ở vùng Nội Mông, từng được dự tính sẽ là nơi cư trú của hơn một triệu dân. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn và thiếu việc làm ổn định khiến thành phố này vẫn cứ mãi trống trải. Theo nghiên cứu của Baidu, lượng người lao động ở đây đang giảm dần và không hề có dấu hiệu cải thiện trong thời gian tới.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.