Nỗi cơ cực, hiểm họa của những người chuyên thu mua phế liệu

Với những chiếc xe đạp, xe máy thô sơ, cũ kĩ những người phụ nữ từ già đến trẻ vẫn cặm cụi nhặt nhạnh và thu mua những vật dụng cũ để bán lại với mong muốn kiếm thêm ít đồng lo cho cuộc sống gia đình.
 
noi co cuc hiem hoa cua nhung nguoi chuyen thu mua phe lieu
Những người thu mua phế liệu rong rủi khắp các nẻo đường. (Ảnh: Trang Anh)

Mặc dù đã hẹn trước, nhưng khi vừa dừng chiếc xe máy ở nơi nhóm người buôn phế liệu đang tụ họp, tôi liền nhận được những cái lườm mắt thật “ấn tượng”.

“Chú có hỏi gì thì hỏi, chứ đừng chụp hình chụp ảnh gì cả nhé. Bọn tôi xấu như ma thế này lên báo ngại lắm.”, chị Hằng nhanh nhảu nói.

Chị Lê Thị Hằng (27 tuổi, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) cho biết, mình theo chồng rời quê vào Gia Lai lập nghiệp.

Vì không có công việc ổn định nên chị Hằng đành phải mưu sinh bằng nghề thu mua phế liệu.

“Cần phải luôn quan sát và nhặt nhạnh từng tí một. Đó là yêu cầu quan trọng của nghề thu mua phế liệu.

Chúng tôi phải nhặt từng lon nước, vỏ chai nhựa, mảnh bom đạn từ thời chiến tranh…

Những việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì nên chủ yếu người làm nghề đều là những chị em phụ nữ đã có gia đình nhưng công việc không ổn định.”

Đang kể dở câu chuyện chợt tiếng gọi của bạn đồng nghiệp đã kéo chị trở lại với công việc của mình.

Mỗi ngày, hành trình của chị Hằng đều bắt đầu từ 6h sáng. Sau khi lo cơm nước cho chồng con, chị lại leo lên xe máy cà tàng hướng về các buôn làng xa xôi cách nhà hơn 30km để tìm mua phế liệu.

Địa điểm mua bán của chị thường là ở các làng người đồng bào thiểu số sinh sống, bởi những người này hay đi đào bom đạn còn sót lại từ thời chiến tranh.

Khi đã chất đầy những đồ đạc lên chiếc xe máy, chị mới quay về nhà trong ánh chiều tàn.

“Tôi mới vào nghề nên thường phải đi xa nhà hai mươi – ba mươi cây số để mua phế liệu, chứ xung quanh khu vực mình ở thì làm gì còn “mối”.

Vào nhà nào hỏi mua họ cũng nói bán cho người này người nọ mất rồi. Thế là phải đi xa may ra còn kiếm được miếng ăn.”, chị Hằng than thở.

noi co cuc hiem hoa cua nhung nguoi chuyen thu mua phe lieu
Những người thu mua phế liệu lặn lội đến những nơi xa xôi, buôn làng đồng bào để mua được nhiều hàng hóa. (Ảnh: Trang Anh).

Cũng như chị Hằng, chị Lê Thị Trang (40 tuổi, xã Đăk Djrăng) theo chồng vào Gia Lai làm kinh tế từ những năm 1999.

Ban đầu, khi mới đặt chân đến miền đất đầy nắng và gió này, gia đình chị cũng canh tác cà phê, hồ tiêu.

Nhưng nguồn thu nhập không đảm bảo cuộc sống hằng ngày nên chị đành phải leo lên xe đi buôn phế liệu.

Chị tâm sự “Nghề nào có cái khổ của nghề đó chú ạ. Nghề như tôi đây chạy cả ngày hàng chục cây số chỉ mong kiếm được trăm rưỡi, hai trăm bạc.

Trừ chi phí xăng dầu thì cũng chả còn mấy. Nhưng bỏ nghề này mà cứ trông vào cà phê thì lấy gì ăn nên ráng mà làm vậy.

Có nhiều lúc mua được quả bom hay đạn pháo to bằng bắp chân. Nhìn thôi cũng nổi da gà nhưng cũng phải chở về bán kiếm lời chứ biết làm sao được.”

Chuyện phải đi hàng chục cây số để thu mua phế liệu với họ là chuyện rất đỗi bình thường.

Điều họ lo sợ nhất chính là phải một mình chật vật trên đoạn đường dài với bao nhiêu đồ đạc lỉnh kỉnh.

Thêm vào đó là vô số những vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh được ghim đầy trên xe.

Trong cuộc đời đi buôn phế liệu của mình, chị Hằng đã không ít lần gặp phải tình trạng dở khóc dở cười khi xe bị hỏng hóc dọc đường.

“Đi làm đường dài, xe hết xăng còn đỡ chứ đứt xích hay thủng lốp thì gay go đấy. Có lần khi tôi đi làm về, giữa đường xe đứt xích chẳng biết làm thế nào đành phải gửi lại đồ rồi đẩy xe cả chục km tìm chỗ sửa.

Sau khi sửa xong mới quay lại bốc hàng lên xe. Đến lúc về đến nhà thì cả xóm đã lên đèn cả rồi.”, chị Hằng tâm sự.

Để kiếm được tiền đối với nghề này không dễ, các chị phải vượt những quãng đường dài, chở thêm một khối lượng phế liệu đồ sộ.

Trong khi đường vùng cao nhiều ổ gà cùng vô số các khúc cua tay áo. Nếu tay lái không vững có thể bị tai nạn bất cứ lúc nào.

noi co cuc hiem hoa cua nhung nguoi chuyen thu mua phe lieu
Tuy nhiên, nghề này cũng tìm ẩn rất nhiều nguy hiểm. (Ảnh: Trang Anh).

Theo những người thu mua phế liệu, sau khoảng thời gian lăn lộn với nghề, nhiều người phải chấp nhận những rủi ro khi mà hàng ngày tiếp xúc với nhiều bom đạn, vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh.

Hay chỉ đơn giản là những thứ đồ bỏ đi không đảm bảo vệ sinh. Khi nhặt nhạnh phế liệu từ các thùng rác công cộng, tiếp xúc với vi khuẩn, bệnh truyền nhiễm, các căn bệnh ngoài da là điều họ phải đối mặt hằng ngày, hàng giờ.

Hiểm họa bệnh tật là vậy nhưng vẫn còn những nguy hiểm khác rình rập xung quanh họ. Buông lời trêu ghẹo, cợt nhả hay những hành động quá trớn của một số người đàn ông là mối lo ngại thường trực.

noi co cuc hiem hoa cua nhung nguoi chuyen thu mua phe lieu Nguyên thượng tá công an 'nổ' xin việc, lừa đảo chiếm đoạt gần 24 tỷ đồng

Phiên tòa sơ thẩm xử nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính, Công an tỉnh Đắk Lắk về tội lừa đảo chiếm ...

noi co cuc hiem hoa cua nhung nguoi chuyen thu mua phe lieu Vụ hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng ở Đắk Lắk: Nhiều người đi phụ hồ để kiếm sống

Sau khi bị buộc thôi việc tại trường, nhiều giáo viên đi làm phụ hồ, hàn xì...để nuôi sống bản thân và gia đình.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.