Một Facebooker đã đăng tải hình ảnh này (ảnh 1) trong một trang có lượng người theo dõi “khủng” và ngay lập tức nhiều cư dân mạng đã bày tỏ ý kiến của mình xung quanh chủ đề “báo hiếu” nhân mùa Vu lan năm nay.
Có thể thấy có 2 luồng ý kiến: một là hoàn toàn ủng hộ ý của hai câu thơ, nghĩa là việc báo hiếu mẹ cha cần hành động thiết thực của những người con chứ không phải “sống ảo”, chỉ chăm khoe hình và viết vài dòng trên trang cá nhân là xem như đã “tròn đạo hiếu” trong khi rất nhiều người cha người mẹ chưa bao giờ biết Facebook là gì. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng đó là quyền tự do của mỗi người, hơn nữa rất nhiều phụ huynh giờ cũng đã “xài Facebook ầm ầm”, thế nên việc đó chẳng có gì quá đáng.
“Thời đại 4.0 rồi. Bố mẹ dùng smartphone cả. Có gì mà không trên face”, một Facebooker phản bác. “Mẹ mình có xài face, mình vẫn nói con thương mẹ và con cảm ơn mẹ, mình vẫn chúc mẹ nhiều sức khỏe trên trang cá nhân của mẹ mình”, người khác tiếp.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng nếu được thì những hành động cụ thể vẫn hơn bởi “Cuộc sống mà, đâu nói trước được điều gì. Nên nếu còn có cơ hội bày tỏ tình cảm với cha mẹ bằng việc làm cụ thể thì hãy cứ thể hiện mọi người nhé!”, một người viết. Và đây, một Facebooker đã cho thấy việc mình đã thể hiện: “Hôm nay mình đi mua cho ba mình loại đồ ăn và đồ uống ba thích, thấy ba mình vui lắm!”.
Rác: Hai hình ảnh trái ngược
Câu chuyện ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lại một lần nữa nóng lên khi hai câu chuyện cùng hình ảnh đối lập nhau được đăng tải trên mạng xã hội ngày cuối tuần.
Facebooker Phan Quang Hưng chia sẻ một số hình ảnh ghi lại khi anh đến một bản vùng sâu ở H.Tam Đường, Lai Châu kèm dòng chú thích: “Không có một mảnh rác nào ngoài đường cả, mỗi nhà tự giác làm 1 cái sọt đựng rác để ngay cổng nhà, rất ý thức bảo vệ môi trường”.
Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ thích thú khi nhìn hình ảnh đường trong bản “sạch bong” và những chiếc sọt rác là những chiếc giỏ tre tự đan (ảnh 2). “Người đồng bào họ thật lắm. Tự giác, yêu núi rừng. Ước gì mọi nơi đều có ý thức như vậy nhỉ”, một người cảm thán.
Lo ngại về chuyện ý thức kém ở thành thị là điều dễ hiểu bởi đã có nhiều vụ việc về chuyện xả rác, xả thải ở các đô thị trong thời gian qua. Và cũng trong hôm qua, nhiều người đã rất bức xúc khi xem những hình ảnh được ghi lại ở chùa Châu Thới (Bình Dương) sau ngày lễ rằm tháng 7.
Có thể thấy từ tất chân, khẩu trang cho đến túi ni lông được cột lên một cái cây trong khuôn viên nhà chùa (ảnh 3), rồi hương được cắm “vô tội vạ” từ miệng của con rồng trang trí cho đến chậu cây cảnh...
"Thật sự ý thức còn kém thì hạn chế đi đến những nơi tôn nghiêm đi. Buộc cả tất lên cây thì chả còn ngôn từ nào miêu tả nữa", một Facebooker bức xúc.
XEM THÊM
Xúc động những bài thơ báo hiếu hay nhân ngày lễ Vu lan
Trong ngày Vu Lan, những vần thơ nhiều ý nghĩa, cảm xúc đã khiến người đọc rưng rưng |
“Có một điều ước, mong còn mẹ trong mùa Vu lan”
Trong dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu, Nguyễn Minh Châu (cô gái sinh năm 1985, có 2 cậu con trai đáng yêu) đã có những chia ... |
Trang Cherry lần đầu kể về tuổi thơ ám ảnh nhân ngày lễ Vu Lan
Luôn tỏ ra là người mạnh mẽ, bất cần trong cả những vai diễn lẫn trong cuộc sống, nhưng ít ai biết rằng Trang cherry ... |
Mùa Vu Lan báo hiếu: Thuê người chăm sóc cha mẹ khi ốm đau có coi là bất hiếu?
Bà Nga ốm nằm viện, vợ chồng người con trai phải đi làm nên thuê người chăm sóc mẹ trong bệnh viện đã bị họ ... |