Hiện nay cách báo hiếu với cha mẹ đã mất hoặc báo hiếu gia tiên phổ biến nhất trong ngày mùa Vu Lan đó là việc cúng đơm. Chúng ta thường làm một mâm cơm để cúng cho cha mẹ và gia tiên. Ngoài ra chúng ta cũng thường mua quần áo hàng mã, tiền vàng mã, xe cộ, nhà lầu xe hơi bằng giấy để cho ông bà cha mẹ dưới âm phủ có cái mà dùng. Tuy nhiên trong quan niệm của đạo Phật nguyên thủy thì những hình thức báo hiếu như vậy là không đúng, là trái với lời Phật dạy.
Theo tinh thần trong đạo Phật nguyên thủy, một người con sống hiếu đạo là phụng dưỡng về vật chất và hỗ trợ về đời sống tinh thần cho cha mẹ. Và cách hỗ trợ đời sống tinh thần tốt nhất cho cha mẹ chính là trở thành người có đức tin, có giới hạnh, có bố thí, có trí tuệ, có tam quy, có chánh kiến, có chánh tín, có chánh nghiệp, có chánh ngữ.
Còn khi cha mẹ đã mất thì cách báo hiếu tốt nhất là làm phước hồi hướng cho cha mẹ. Có 10 phước thiện mà người con có thể làm được để hồi hướng phước báu cho cha mẹ đó là: Bố thí; Cung kính; Phục vụ; Giữ giới (đạo đức); Hồi hướng; Tùy hỷ; Hành Thiền Định, Thiền Tuệ; Nghe Pháp; Nói Pháp; Đổi hiểu biết sai lầm thành hiểu biết đúng.
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cúng dường tiền bạc thì mới là tạo phước được. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Thực tế thì có rất nhiều cách làm phước như 10 loại phước đã được nêu ở trên. Bởi vậy, dù giàu hay nghèo thì mỗi người con cũng đều có thể làm phước hồi hướng cho cha mẹ của mình.
Nếu không có tiền cúng dường các bậc đáng kính, không có tiền để đi làm từ thiện giúp đỡ người nghèo thì chúng ta có thể đi quét lá, chùi cầu, rửa chén, làm việc công ích phục vụ Tam Bảo. Khi làm hồi hướng nghĩ tưởng tới cha mẹ thì đó chính là đang cách làm phước hồi hướng cho cha mẹ đã mất.
Việc làm phước hồi hướng cho người đã quá vãng, chúng ta có thể làm những thiện sự như bố thí (dāna), trai tăng nhân danh những người đã chết và hồi hướng phước đến cho họ. Nếu những người đã quá vãng ấy sanh làm một loại ngạ quỷ (peta) có thể nhận được phước của người khác, và nếu họ biết phước ấy hồi hướng hay chuyển sang cho họ và họ hoan hỷ với phước thiện đó, họ có thể nhận được phước và tái sanh trong một cảnh giới an vui nào đó. Tuy nhiên, nếu họ tái sanh làm những loại ngạ quỷ khác, hay tái sanh vào địa ngục, vào cõi bàng sanh, hay cõi a-tu-la v.v..., họ không thể nhận phần phước đã hồi hướng hay chuyển sang cho họ được.
Làm phước hồi hướng cho cha mẹ là cách báo hiếu tốt nhất của một người con hiểu biết. Ảnh minh họa |
Những mâm cúng chúng sinh, cô hồn với Muối, Gạo, Nước, Tiền vàng mã…vv có bầy ra cúng đầy đủ hay thiếu vài món, cúng ở trong nhà hay ngoài đường, ở sân vườn đều không quan trọng, vì có cúng họ cũng không dùng được. Cũng không có ai có thể mở cửa Địa Ngục để cứu vong linh, vì tất cả đều phải tuân theo Nhân Quả, không thể làm ác rồi đến khi phải chịu Quả xấu lại thuê người cúng tụng giải cứu mà được.
Nếu cúng gia tiên hay cúng chúng sinh thì có 3 loại “mâm cúng” sau chúng ta nên cúng đó là:
1. Mâm cúng tri ân:
Cơm cúng lên bàn thờ tổ tiên, người thân quá vãng, thực tế họ đã chết và tái sinh cảnh giới khác, mỗi cảnh giới có thức ăn riêng, vật dụng riêng giống như bò chỉ ăn cỏ cây không thể ăn thịt cá, hay ở dưới địa ngục không thể nhận áo quần, nhà cửa, vàng mã đốt cho.
Mâm cơm cúng nên có ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ công lao tổ tiên, là dịp để con cháu xum vầy nhắc nhở nhau noi gương người quá vãng và sống tốt hơn ngay khi còn sống. Mâm cơm này để người sống ăn mà nhớ tu sửa mình.
2. Mâm chúng thí thực cho kẻ khó:
Mâm cúng/vật dụng biếu tặng người nghèo, người bệnh, người khó khăn. Cả gia đình rủ nhau nấu cơm, cháo, mang vật dụng cần thiết…vv đem đi làm từ thiện là mâm cơm ý nghĩa, hành động từ thiện này tạo phước nên lúc nào làm được việc phước, lúc đó tạo Nhân an vui sẽ gặt Quả an vui, không kể dịp tháng 7 hay tháng khác mà hãy làm phước bất cứ khi nào có thể.
3. Mâm cúng dường tạo phước:
Mâm cơm ý nghĩa hơn cả, tạo được nhiều phước báu hơn cả là mâm cơm cúng dường người đã hết tham, sân, si hoặc đang tu để giảm tham, sân, si. Người đang giảm hay đã đoạn tận tham, sân, si như thửa ruộng để mọi người gieo trồng rồi gặt hái phước. (Ở đây có thể hiểu người tu đang giảm trừ và diệt tận tham, sân, si là ruộng phước - PV).
Người thân làm 10 phước thiện, phát sinh phước mà hồi hướng cho người quá vãng, cho vong linh trong khu vực mình sinh sống. Phước thiện Bố Thí là bố thí phần Tứ Vật Dụng (thực phẩm, thuốc men, chỗ ở, y phục) tới chư Tăng (tập thể những người thực hành hạnh xả ly, tìm cầu sự vô tham, vô sân, vô si), khi nhận được phước hồi hướng rồi thì các vong linh quá vãng sẽ cảm kích và hộ trì người sống trong khả năng có thể của họ, nếu như họ ở cảnh giới Chư Thiên hay Ngạ quỷ. Nếu người thân mình định hồi hướng phước không ở cảnh Chư Thiên hay Ngạ quỷ thì phần phước đó thuộc về các vị thân quyến khác.
XEM THÊM
Vì sao nhiều người dân cúng rằm tháng 7 bằng mâm cỗ chay?
Rằm tháng 7 không chỉ là ngày xá tội vong nhân mà còn là ngày báo hiếu đấng sinh thành. Có lẽ vì thế mà ... |
Chị em nội trợ rủ nhau khoe mâm cúng rằm tháng 7 khiến ai cũng phải xuýt xoa
"Cúng quanh năm không bằng rằm tháng 7", vì thế mà các gia đình dù bận rộn đến mấy cũng cố gắng chuẩn bị mâm ... |
Gợi ý nấu cỗ chay cúng rằm tháng 7 với 9 món đa dạng
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 gồm các món như chả nem chay, giò lụa chay, tôm chay chiên, tôm chay xào rau củ, ... |
Food blogger Liên Ròm và những chia sẻ xung quanh chuyện ăn chay trong ngày lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan không chỉ là dịp để chúng ta tri ân, hiếu kính cha mẹ, những người có công sinh thành dưỡng dục mà ... |
Ý nghĩa 3 sắc thái bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan
Mọi người đều biết, mùa lễ Vu Lan có phong tục bông hồng cài áo để bày tỏ hiếu kính với cha mẹ, dù đấng ... |
Sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu và nghi thức 'Bông hồng cài áo'
Tháng 7 âm lịch hàng năm là mùa Vu Lan báo hiếu. Thường vào thời điểm này trong năm những người con thảo cháu hiền ... |
Gợi ý cách làm những món ăn chay cho mùa lễ Vu Lan
Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lễ Vu Lan đến cũng là lúc mọi người bắt đầu tháng ăn chay. Đây được coi như ... |
Dân kinh doanh phố cổ Hà Nội phát tâm cúng chúng sinh rằm tháng 7
Rằm tháng 7 đã cận kề, trên các tuyến phố cổ của Hà Nội, người kinh doanh không rủ mà cùng nhau chuẩn bị và ... |
Lối sống 00:00 | 26/08/2018
Lối sống 23:00 | 25/08/2018
Lối sống 05:29 | 25/08/2018
Lối sống 00:05 | 25/08/2018
Kinh doanh 23:00 | 23/08/2018
Lối sống 06:35 | 22/08/2018
Giải trí 08:11 | 20/08/2018
Lối sống 00:13 | 18/08/2018