Năm 2024, tháng 7 âm lịch kéo dài từ 4/8 (Mùng 1) đến hết 2/9 (30 tháng 7 âm lịch). Vì thế việc chọn ngày, chọn giờ để lên hương vô cùng quan trọng.
Theo các chuyên gia phong thủy gợi ý giờ đẹp cúng Rằm tháng 7 từ ngày 11 đến ngày 15 âm lịch như sau:
Ngày 11/7 âm
- Giờ đẹp: 7h - 9h, 9h - 11h, 15h -17h.
- Đây là ngày Canh Tuất: Kỵ các tuổi Sửu, Thìn,
Mùi và các tuổi mang thiên can Giáp có năm sinh âm lịch tận cùng là số 4 (1944, 1954, 1964, 1974,1984, 1994, 2004, 2014).
Ngày 12/7 âm
- Giờ đẹp: 7h - 9h, 13h - 15h.
- Đây là ngày Tân Hợi: Kỵ với các tuổi Tị, Thân (tuổi Dần là nhị hợp không kỵ) và các tuổi mang thiên can Ất có năm sinh âm lịch tận cùng là số 5 (1945, 1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015).
Ngày 13/7 âm
- Giờ đẹp: 5h - 7h,15h -17h, 17h - 19h.
- Đây là ngày Nhâm Tý: Kỵ các tuổi Mão, Ngọ, Dậu và các tuổi mang thiên can Bính có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6 (1946, 1956, 1966, 1976,1986, 1996, 2006, 2016).
Ngày 14/7 âm
- Giờ đẹp: 5h - 7h, 9h - 11h, 15h - 17h
- Đây là ngày Quý Sửu: Kị các tuổi Thìn, Mùi, Tuất và các tuổi mang thiên can Đinh có năm sinh âm lịch tận cùng là số 7 (1947, 1957, 1967, 1977,1987, 1997, 2007, 2017)
Ngày chính rằm 15/7 âm
- Giờ đẹp: 7h - 9h; 9h - 11h , chiều từ 13h -15h.
- Đây là ngày Giáp Dần: Kỵ các tuổi Tị, Thân (tuổi Hợi là nhị hợp không kị) và các tuổi mang thiên can Mậu có năm sinh âm lịch tận cùng là số 8 (1948, 1958, 1968, 1978, 1988, 1998, 2008, 2018).
Dù chọn giờ nào thì việc cúng chúng sinh phải được thực hiện trước 12h Rằm tháng 7, vì dân gian quan niệm sau thời gian đó cửa địa ngục đóng lại.
Lễ cúng rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn, thường được thực hiện để tưởng nhớ tổ tiên và cầu siêu cho những vong hồn cô đơn. Theo truyền thống, việc cúng chay hay mặn phụ thuộc vào mục đích và quan niệm của từng gia đình:
Mâm cúng lễ cúng Phật
Nếu gia đình bạn theo đạo Phật và có ban thờ Phật tại nhà thì không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật vào ngày Rằm tháng 7. Mâm cỗ cúng không cần phải chuẩn bị cầu kỳ mà quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ. Bạn chỉ cần chuẩn bị mâm cúng chay hoặc bày biện đĩa hoa quả tươi để dâng lên ban thờ Phật. Lễ cúng Phật được tiến hành vào thời điểm buổi sáng là tốt nhất.
Mâm cúng thần linh và gia tiên
Đây thường là mâm cúng mặn (hoặc chay, như đã nói ở trên). Nên chuẩn bị tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng 7 thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép…
Mâm cúng chúng sinh
Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) được thực hiện ngoài trời với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa. Nghi lễ này thường được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Theo niềm tin dân gian, đây là khoảng thời gian các vong linh trên đường về địa ngục, nên bố thí cho họ được ăn no trước khi trở lại chịu khổ ở âm gian.
Mâm cúng chúng sinh thường gồm:
- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
- Hoa quả (5 loại 5 màu).
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
- 12 cục đường thẻ.
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).
- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), nhang và nến.