NSND Bạch Tuyết: 'Ca sĩ tham gia hát cải lương, nếu không làm được thì đừng nhận lời'

NSND - Tiến sĩ cải lương Bạch Tuyết thẳng thắn cho biết, nếu ca sĩ nhận lời tham gia hát cải lương thì họ phải chuẩn bị hành trang cho mình, chứ không thể đổ thừa vì mình là ca sĩ nên hát chưa tốt.
nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi NSND Ngọc Giàu: 'Ca sĩ nào mà không biết hát vọng cổ là... dở lắm'

- Trong không khí sân khấu hai miền Nam – Bắc háo hức chào mừng kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển cải lương, là người đã có gần 60 năm gắn bó với bộ môn nghệ thuật truyền thống này, điều gì khiến bà cảm thấy trăn trở nhất hiện nay khi nhắc về cải lương?

Cải lương ra đời cách đây 100 năm nhưng thời đoạn đó đất nước chiến tranh liên tục, những ngày tháng bình yên chỉ có vài chục năm thế thôi cho nên ông bà ta sống lâu rồi truyền lại nghề, chứ còn nhìn nhận một cách khoa học để đào tạo những người trẻ thì chúng ta chưa có thì giờ, đó là điều mà khi nghĩ đến tôi cảm thấy rất thương dân tộc mình!

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi
NSND - Tiến sĩ cải lương Bạch Tuyết

Sống tức là trăn trở. Tôi nhận thấy sự thay đổi của đất nước hiện tại rất đáng vui mừng nhưng nó lại đi theo chiều ngược với sự phát triển của văn hóa Việt. Như ông bà ta thường nói, phải an cư rồi mới lạc nghiệp nhưng với nghệ sĩ Việt, họ vẫn chưa an cư. Chúng ta không có nhiều nhà hát đúng tiêu chuẩn để phục vụ cho người làm nghề cũng như phục vụ khán giả tới xem. Đó là điều không nên đối với một quốc gia tự nhận mình là đang phát triển, bởi đất nước phát triển thì văn hóa phải đi trước. Khi chúng ta có văn hóa thì dù làm bất cứ lĩnh vực nào, chúng ta cũng được kính trọng.

Sở dĩ bây giờ chúng ta thấy nhiều tin tức trên báo chí phản ánh sự cuồng nộ nhiều quá, người ta có thể chỉ vì đôi chút va chạm nhỏ ngoài đường mà đâm chém nhau khiến người chết, người đi tù... điều đó xảy ra một phần là vì văn hóa của chúng ta chưa được chú trọng.

Khán giả không có nhà hát để đến nghe những thông điệp, để thấu hiểu rằng thế giới này cần sự cảm thông và đó là chút ít trăn trở của tôi hiện tại. Cải lương hay bất cứ loại hình nghệ thuật khác đều đi theo quy luật của parabol, lên đỉnh cao rồi phải đi xuống tận cùng và phát triển trở lại. Hơn nữa, cải lương là giai điệu của dân tộc, nếu mà thương nó, cho nó ở chỗ đàng hoàng tử tế thì nó sẽ phát triển, còn nếu bỏ bê thì nó cũng “lăn lốc” với công chúng.

Thời đại này là thời của công nghệ số, mạng toàn cầu cho nên cá nhân của mỗi người rất quan trọng. Nếu như trước đây, khán giả đến với sân khấu thì bây giờ là sân khấu đến với công chúng, chẳng qua là chúng ta thay đổi cách tiếp cận khán giả thôi chứ giá trị của loại hình thì vẫn như thế.

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi

- Cải lương không thiếu lực lượng nghệ sĩ trẻ kế thừa, tuy nhiên trong vài năm gần đây, nhiều vở tuồng bắt đầu có sự đổ bộ của các nghệ sĩ “tay ngang” xuất thân từ các lĩnh vực khác như ca sĩ, diễn viên, MC... Trào lưu này phải chăng là nhằm phục vụ mục đích PR hơn đổi mới cải lương?

Thật ra cải lương là bộ môn nghệ thuật hoạt động trên diện rất rộng, nó vừa mang tính dân tộc, vừa truyền tải hơi thở hiện đại, có thể xem cải lương như một gạch nối giữa quá khứ và tương lai. Tất cả mọi thứ đều có thể gia nhập cải lương bởi bản thân cải lương là bao gồm thi – ca – vũ – nhạc – kịch, cho nên một người hát cải lương có thể làm tốt được nhiều việc khác. Vậy thì tại sao một người ca sĩ lại không được hát cải lương nếu như họ đam mê và nghiêm túc trong việc tập tuồng? Điều này giúp cho khán giả nhìn thấy cải lương có sự chuyển động và liên tục làm mới. Còn chuyện mời ca sĩ hát cải lương để PR, tôi thấy làm nghề nào mà không PR? Chỉ cần chúng ta đặt để đúng chỗ, làm vì ai, cho ai... thì chúng ta sẽ thành công, còn nếu loại hình nghệ thuật nào mà không làm mới mình thì cũng hơi lạ, không có sự chuyển động thì sẽ là bất bình thường.

Và khi ca sĩ nhận lời tham gia hát cải lương thì họ phải chuẩn bị hành trang cho mình, chứ bạn không thể đổ thừa vì mình là ca sĩ nên hát chưa tốt... Nếu không làm được thì đừng nhận lời! Và nếu nhận lời thì phải cố gắng làm cho đàng hoàng để cống hiến cho khán giả mộ điệu.

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi

- Bên cạnh công tác giảng dạy, đạo diễn... bà còn khá tâm huyết trong việc nghiên cứu phương hướng gắn kết cải lương với âm nhạc hiện đại. Đây có phải là một trong những cách để bà gìn giữ và đưa cải lương đến gần hơn với khán giả trẻ?

Việc cover các ca khúc nhạc trẻ xuất phát từ sở thích của tôi và tôi xin phép tác giả cũng như trao đổi với ca sĩ để thực hiện. Bởi cải lương (cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh - PV) vốn dĩ là làm mới, là hợp thời trang, vấn đề là tuồng tích như thế nào và điều mình đưa ra, người ta có cần hay không?

Đâu có xã hội nào mà không cần một cuốn sách, bộ phim hay vở tuồng, bản thân các nghệ sĩ cải lương vẫn được khán giả yêu mến và nhớ tên cho đến tận bây giờ không phải vì họ hay bằng cái tên của họ, mà bởi họ xuất hiện trong những vở diễn khiến khán giả cảm thấy đây là tác phẩm có giá trị, cho nên người ta nhớ. Người nghệ sĩ chỉ đóng góp vào trong đó tiếng ca, sự diễn xuất của họ bằng tất cả sự học hỏi một cách cẩn trọng, nhưng nếu không có thông điệp của tác giả thì người ta cần gì xem mình diễn. Cho nên vấn đề của cải lương là làm thế nào có cơ ngơi, nhà hát cho sang trọng như những nhà hát trên thế giới và làm sao để chúng ta có những vở diễn giá trị để phục vụ công chúng mới là điều cốt lõi.

Sắp tới, tôi chưa có kế hoạch cover ca khúc nào nhưng nếu nghe một bài hát mà cảm nhận được sự mong muốn, khát vọng của một thời đại thì tại sao mình lại không tiếp tục làm mới nó?

- Vừa qua, có một số tranh luận cho rằng không nên phát triển cải lương trên YouTube, mạng xã hội bởi sẽ tạo tâm lý thích xem miễn phí và không chịu bỏ tiền mua vé đến rạp trong bộ phận khán giả trẻ. Ý kiến này đối lập với quan điểm khẳng định để gìn giữ và phát triển bộ môn nghệ thuật này thì cần thiết phải tạo được tình yêu, niềm đam mê cải lương với thế hệ trẻ. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Chúng ta cần quan sát và lắng nghe cuộc sống để có thể thích nghi, bởi có những chuyện mình làm hôm qua thì được nhưng hôm nay mình làm không được nữa, vậy thì phải suy nghĩ lý do vì sao? Nếu người nghệ sĩ cải lương thực sự có tài, có đam mê, thực hiện những vở diễn có giá trị thì chắc chắn khán giả sẽ đi tìm họ.

Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng và nếu muốn bản thân tồn tại thì cần phải trân trọng, suy nghĩ và thích nghi, chứ đừng ngồi đó chê bai hay đi lùi về quá khứ.

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi

- Phục trang trong bộ môn cải lương cũng là vấn đề gây tranh cãi khi giới chuyên môn cho rằng qua nhiều thời kỳ phát triển, phục trang cho sân khấu cải lương hiện đang bị lạm dụng quá đà, không thật với lịch sử làm mất đi nét đẹp của nghệ thuật này. Hay mới đây nhất, bộ trang phục dành cho nhân vật Thái hậu Dương Vân Nga trong vở tuồng cùng tên do đạo diễn Hoa Hạ dàn dựng bị dư luận phản ánh là giống... hoàng hậu Trung Quốc, quan điểm của bà về vấn đề này thế nào?

Tất cả mọi việc trong đời này không phải là hay hay dở, mà vấn đề là nó có được đặt đúng chỗ, đứng thời thế và đúng việc hay không? Chúng ta không thể ngắt ra từng khúc để nói rằng cái này được và cái kia không được, đặc biệt là vấn đề nghệ thuật bởi giá trị của nó nằm trong toàn cảnh. Thế giới này là muôn chiều và sự khác biệt khiến nó trở nên phong phú hơn, thành ra chúng ta phải tập làm quen với sự khác biệt hoàn toàn và không phải như mình muốn để có cái nhìn công bằng hơn. Nếu không thì chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn cả lạc thời. Với với khán giả bây giờ, thói quen thưởng thức nghệ thuật của họ cũng khác rồi, sao mình không tìm hiểu?

Như một câu nói trong vở tuồng Đời cô Lựu mà tôi luôn nhớ là: “Con cứ đi lên trên đó đi rồi coi bà con lối xóm người ta làm sao thì mình làm y vậy, cái nó trúng à”. Cải lương hay bất cứ loại hình nào, nếu muốn tồn tại thì hãy làm cái mọi người cần! Tất cả những gì tuyệt vời thì nó sẽ đi thẳng vào trái tim khán giả và nó ở lại, cái đó là giá trị cao nhất của nghệ thuật cải lương cần có.

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi

- Mới đây, bà vừa nhận lời làm giám khảo cuộc thi truyền hình Sao nối ngôi mùa thứ ba, bà có gặp khó khăn gì trong chuyện thu xếp công việc cá nhân?

Tôi luôn quan niệm rằng chức năng chính của mình là nghệ sĩ chứ không phải là giám khảo, vì vậy để nhận lời tham gia một chương trình, tôi sẽ chọn cuộc thi nàoc có tính chất gần với chuyên môn của mình nhất. Ngồi ghế giám khảo của một cuộc thi, tôi xem đó là trách nhiệm của người làm nghề, đóng góp ý kiến để thế hệ trẻ phát triển hơn. Đây cũng là cơ hội để phát triển bộ môn nghệ thuật truyền thống nên nếu thu xếp được thời gian thì tôi sẽ nhận lời tham gia.

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi NSND Ngọc Giàu: 'Ca sĩ nào mà không biết hát vọng cổ là... dở lắm'

Dù ủng hộ việc ca sĩ hát cải lương, vọng cổ, tuy nhiên NSND Ngọc Giàu mong muốn họ đừng đi theo trào lưu mà ...

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi Tranh cãi về phục trang vở Thái hậu Dương Vân Nga

Đã có những ý kiến trái chiều về phần phục trang của vai diễn chính khi vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga giới ...

nsnd bach tuyet ca si tham gia hat cai luong neu khong lam duoc thi dung nhan loi 'Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương...'

“Cải lương hiện nay đang chịu sự tác động to lớn của xu hướng toàn cầu hóa, cơ chế thị trường và sự bùng nổ ...

chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.