Nữ hộ sinh Philippines ở tuyến đầu chống Covid-19 phải làm nhiệm vụ mà không có đồ bảo hộ

Các nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Philippines phải sử dụng khẩu trang vải lót thêm khăn giấy, mũ bảo hiểm xây dựng... để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.

Mỗi ngày, nữ y tá April Abrias đi bộ sáu dặm (khoảng 10km) để đi làm. Nhiệm vụ của cô là theo dõi 30 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 ở một tỉnh phía bắc Manila - thủ đô của Philippines.

Nữ y tá này không được trang bị khẩu trang y tế, cô phải dùng khẩu trang vải để thay thế mặc dù không đủ hiệu quả.

Điều kiện làm việc thiếu thốn

"Tôi đã sẵn sàng dù không được trang bị đầy đủ, đó là nhiệm vụ của tôi để góp sức trong thời kì đại dịch này", April Abrias nói.

Ít nhất 17 y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Philippines đã qua đời và hơn 600 nhân viên khác đang phải cách li, theo CNN.

Một trong những bệnh nhân của cô bị sốt và đau nhức cơ thể, vì vậy cô khuyên anh ta tự cách li và tránh tương tác với người khác. Anh ta chưa được tiến hành xét nghiệm virus corona vì không có dụng cụ.

Abrias cho rằng anh ấy đã mắc bệnh, và điều đó khiến cô ấy sợ.

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 1.

April Abrias đang viết đánh giá sức khỏe của Joan Santos, một y tá mới trở về từ Hoa Kỳ đang bị cách li tại nhà (Ảnh: CNN).

"Các bác sĩ và nhân viên y tế khác ở khu vực này phải làm việc trong điều kiện thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, cũng như tình trạng ở nhiều quốc gia khác", CNN dẫn lời cựu quan chức Bộ Y tế Philippines Esperanza Cabral.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 96 người đã chết vì Covid-19 ở Philippines, đất nước 105 triệu dân và các nhân viên y tế đang cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra nếu không có sự giúp đỡ sớm.

Đại dịch Covid-19 tại Philippines

Philippines đã báo cáo trường hợp đầu tiên nhiễm Sars-CoV-2 vào cuối tháng 1 và ca tử vong đầu tiên được ghi nhận chỉ vài ngày sau đó. Hơn 50 triệu người dân hiện đang thực hiện lệnh phong tỏa của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Các trường học và trung tâm mua sắm đã đóng cửa, cấm tụ tập đông người và mọi người trên khắp đảo Luzon đã được yêu cầu ở nhà.

Các qui định không áp dụng cho Anthony Cortez và đội ngũ 40 nhân viên y tế do anh phụ trách ở Bambang, một thành phố khoảng 53.000 người, cách thủ đô Manila 8 giờ lái xe về phía bắc, thuộc tỉnh Nueva Vizcaya.

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 2.

Bác sĩ Anthony Cortez và các thiết bị bảo hộ tạm thời mà ông đã tự chế. Ông cho biết các nhân viên y tế đang mong đợi những thiết bị bảo hộ cá nhân mới (Ảnh: CNN).

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 3.

Một số nhân viên y tế phải sử dụng mũ bảo hiểm trong ngành xây dựng (Ảnh: CNN).

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 4.

Các y tá sử dụng khăn giấy để thêm các lớp bảo vệ vào khẩu trang vải của họ (Ảnh: CNN).

Họ là tuyến phòng thủ Covid-19 đầu tiên. Trước khi được đưa vào bệnh viện, bệnh nhân sẽ được đánh giá và theo dõi bởi một nhân viên trong nhóm của Cortez, chủ yếu là các nữ hộ sinh được điều chuyển nhiệm vụ do thiếu nhân lực.

Chính Anthony Cortez cũng không tự tin về khả năng đối phó với Covid-19 của nhóm mình khi có quá ít thiết bị bảo hộ cá nhân.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 nên đeo găng tay, khẩu trang y tế, kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt và áo choàng kín toàn thân.

Đội ngũ của Cortez đã không được trang bị những thiết bị này. Vì vậy, họ phải tự tìm biện pháp thay thế.

"Chúng tôi phải tự khắc phục điều này. Khẩu trang vải là không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn còn hơn là không có bất kì biện pháp bảo hộ nào", ông nói.

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 5.

Hình ảnh các khẩu trang của April Abrias được phơi khô sau khi giặt để tái sử dụng (Ảnh: CNN).

Tiến sĩ Gloria Balboa, thuộc Bộ Y tế, cho biết: "Thật không may, việc thiếu các dịch vụ hậu cần cần thiết như các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPEs) không chỉ xảy ra ở Philippines mà trên toàn cầu".

Cuối tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết chính phủ đã đặt mua thiết bị bảo hộ với tổng trị giá 1,8 tỉ peso (khoảng 800 tỉ đồng) và đang chờ giao hàng.

Mong ước của các nhân viên y tế Philippines

Nhân viên y tế Rosalie Natividad đã học ngành điều dưỡng với hi vọng tìm được một công việc ở nước ngoài và gửi tiền về nhà để hỗ trợ gia đình, giống như nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe khác của Philippines.

Đó là bởi vì nhiều y tá ở Philippines được yêu cầu làm công việc tình nguyện không được trả lương, với danh nghĩa là một "chương trình đào tạo" trước khi được kí hợp đồng. Khối lượng công việc của họ tương tự như một y tá được trả lương.

"Việc học để trở thành một y tá đã rất tốn kém và tôi không nghĩ là điều công bằng khi chúng ta phải làm tình nguyện và không được trả tiền," Rosalie Natividad chia sẻ.

Trợ cấp ít ỏi của các nhân viên y tế tuyến đầu

Natividad đã xin việc làm với vị trí điều dưỡng tại Ả Rập Saudi, mặc dù cô sợ luật pháp nghiêm ngặt của Trung Đông. Mức lương khởi điểm cho một y tá ở Ả Rập Saudi là 4.100 FPV (1.089 đô la) mỗi tháng - nhiều hơn gấp đôi số tiền cô có thể kiếm được tại nhà, Natividad nói.

Nhưng cô ấy đã không nhận được công việc vì cô ấy thiếu kinh nghiệm, vì vậy cô đã trở thành một nhà môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, năm ngoái, Natividad đã trở lại với nghề trong một chương trình tuyển dụng của Bộ Y tế cho các y tá ở khu vực nông thôn.

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 6.

Rosalie Natividad kiểm tra thân nhiệt cho Joan Santos, người đang được cách li tại nhà (Ảnh: CNN).

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 7.

Rosalie Natividad chia sẻ bình xịt khử trùng của mình với người dân ở chợ (Ảnh: CNN).

Hợp đồng sáu tháng của cô sẽ kết thúc vào tháng 6, nhưng cô lo lắng hơn về những tháng trước mắt sẽ mang lại được những gì khi virus corona hoành hành.

"Tôi lo lắng về dịch bệnh. Tôi là trụ cột của gia đình và nếu tôi bị bệnh, ai sẽ giúp đỡ gia đình tôi? Chúng ta không nhìn thấy được kẻ thù, và nhân viên y tế là những người đầu tiên sẽ bị nhiễm bệnh", cô nói.

Những nhân viên điều dưỡng đang phải đánh liều với những rủi ro rất lớn cho bản thân mình để chăm sóc cho bệnh nhân.

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 8.

Rosalie Natividad đeo khẩu trang vải khi cô mang trứng cho các gia đình trong khu vực. (Ảnh: CNN)

Khi đại dịch bắt đầu, thật khó để Abrias giải thích với con trai rằng việc ôm nhau là không được phép nữa khi cô về nhà mỗi tối. Mỗi ngày, trước khi vào nhà, cậu bé luôn chờ đợi cô trong khi cô đang tự khử trùng. Nỗi sợ hãi lớn nhất của cô là bị nhiễm Covid-19 và truyền nó cho con.

Nữ hộ sinh Philippines phải làm nhiệm vụ tuyến đầu chống Covid-19 trong tình cảnh không có đồ bảo hộ - Ảnh 9.

April Abrias ôm con trai mình - Yohan, sau khi cô đã khử trùng và thay quần áo (Ảnh: CNN).

Abrias chưa được đào tạo thành nhân viên y tế tuyến đầu chống Covid-19. Cô vốn là một nữ hộ sinh, cô vẫn dự kiến sẽ đỡ đẻ và tiêm chủng, và làm việc trong một hợp đồng ngắn hạn với 17.000 peso (khoảng 8 triệu đồng) mỗi tháng. Đối với nhiệm vụ mới của mình ở tiền tuyến, cô nhận được khoản trợ cấp rủi ro là 500 peso (9,83 đô la) mỗi tháng, nhưng không có phụ cấp đi lại. 

Đó là lí do tại sao cô ấy đi bộ. 

"Tôi đi bộ từ nhà này sang nhà khác và đôi khi, mọi người quở trách công việc của tôi và điều đó thật đau lòng. Giá như họ hợp tác hơn", cô nói. 

Mọi người biết rằng Abrias là công việc theo dõi các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm Covid-19 và lo lắng rằng cô sẽ mang virus từ làng này sang làng khác. Một trong những bệnh nhân của April là Joan Santos - một y tá vừa trở về nhà từ Quận Cam, California. 

Là một người trở về gần đây từ Mỹ, nên cô đã được yêu cầu cách li 14 ngày tại nhà, và được giám sát bởi Abrias, người sẽ đến thăm khám mỗi ngày để kiểm tra thân nhiệt. 

Cả hai đều là nhân viên y tế, nhưng chỉ có một người có thiết bị bảo hộ. Santos đã mang về từ Mỹ một lượng khảu trang N-95 cho bản thân và gia đình. Cô đeo nó để bảo vệ bản thân khỏi sự những nguồn lây nhiễm có thể - cả từ y tá của cô.