Cuộc sống buôn bán tại Singapore (Ảnh: EPA).
Đầu tháng 3, Singapore chỉ có hơn 100 ca nhiễm virus corona. Thậm chí Singapore còn trở thành hình mẫu để các quốc gia khác học tập trên mặt trận chống lại đại dịch Covid-19. Quốc gia Sư tử đã triển khai hoạt động kiểm soát tiếp xúc nghiêm ngặt, qui trình kiểm dịch chặt chẽ và áp dụng hạn chế đi lại hiệu quả.
Tỉ lệ xét nghiệm cũng đứng hàng đầu thế giới với 6.800 xét nghiệm trên 1 triệu dân, số liệu tính đến ngày 25/3, nhiều hơn các quốc gia khác như Hàn Quốc với 6.500 ca và Đài Loan 1.000 ca. Tất cả đều nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế.
Thật vậy, nếu có bất cứ điều gì có thể gây ra "sự ghen tị" của các quốc gia khác đó chính là cách thức hiệu quả mà đất nước nhỏ bé này tiến hành để giữ cho mức độ lây nhiễm thấp một cách đáng ngạc nhiên ngay cả khi vẫn mở cửa trường học, trung tâm thương mại và mọi hoạt động sinh hoạt đời sống diễn ra như bình thường.
Nhưng mọi chuyện đã khác, bắt đầu từ thứ Tư, ngày 1/4 khi Singapore vượt qua mốc 1.000 ca nhiễm. Bức tranh không còn là màu hồng.
Trong suốt tháng Hai, số ca nhiễm mới mỗi ngày chỉ ở một con số. Chỉ riêng ngày 1/4, đã có 74 ca nhiễm mới. Ngày 2/4 ghi nhận thêm 49 ca nhiễm và ca tử vong thứ 4.
Làn sóng thứ hai và không tìm được bệnh nhân số 0
Số ca nhiễm virus corona của Singapore đạt mốc 1.000 sau khi quốc gia này ghi nhận số lượng ca nhiễm tăng đột biến trong một ngày.
Theo các chuyên gia, số lượng nhiễm virus tăng đột biến ở đất nước 5,7 triệu dân này là làn sóng thứ hai của dịch Covid-19.
Làn sóng đầu tiên bắt đầu khi khách du lịch từ Trung Quốc mang theo virus và lây truyền cho người dân Singapore trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát toàn cầu. Và những trường hợp nhiễm dịch sớm nhất là khi Singapore chưa áp dụng bất kỳ hạn chế đi lại nào.
Khi số lượng ca nhiễm tăng lên, Singapore đã đưa ra các hạn chế đi lại ngày càng nghiêm ngặt, đầu tiên nhắm mục tiêu là du khách nước ngoài đến từ Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Italy, Iran, và cuối cùng cấm tất cả du khách.
Tuy nhiên, một phần lớn của làn sóng bệnh nhân thứ hai lại liên quan đến những người dân Singapore trở về từ các quốc gia như Mỹ và Anh, những nơi đang là tâm dịch mới của thế giới.
Theo các cơ quan chức năng, điều đáng lo ngại hơn là làn sóng thứ hai cũng bao gồm số ca nhiễm dịch lây truyền ở trong nước và các trường hợp không tìm được bệnh nhân số 0 (bệnh nhân khởi phát mang virus trong người lây nhiễm cho các bệnh nhân khác).
Để đối phó với làn sóng thứ hai, chính quyền Singapore đã đưa ra các biện pháp cách li xã hội chặt chẽ hơn. Quốc gia này đã cấm mọi khách du lịch nhập cư từ ngày 23/3 và từ ngày 27/3 đóng cửa các quán bar và các địa điểm thuộc về cuộc sống ban đêm. Singapore cũng hạn chế tụ tập từ 10 người và đưa ra hình phạt cho các cá nhân và nhà hàng không đảm bảo giữa khách hàng cách nhau một mét. Người dân được khuyến khích ở nhà và nếu có đi ra ngoài chỉ để mua nhu yếu phẩm.
Trong tuần này, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Lawrence Wong đồng thời là chủ tịch một đội đặc nhiệm ứng phó với Covid-19 cho biết, hai tuần tới sẽ là giai đoạn tối quan trọng trong việc chứng minh liệu các biện pháp này có hiệu quả hay không.
Theo ông, chính phủ cần phải làm cho người dân Singapore hiểu rằng tất cả mọi người đều đang trên cùng một chiến tuyến.
Ngày 29/2, Singapore mới chỉ ghi nhận có 6 cụm nhiễm virus corona ở trong nước tuy nhiên đến đầu tháng 4, số lượng này đã lên đến 20 cụm, trong đó có studio ảnh cưới, ký túc xá công nhân và một viện dưỡng lão với 11 trường hợp nhiễm virus, trong đó có một phụ nữ 102 tuổi.
"Tất cả chúng ta chắc chắn nên lo lắng về làn sóng thứ hai", Giáo sư Jeremy Lim phát biểu trong chương trình y tế toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock.
"Cách tiếp cận không bị lật đổ" đang nghiêng ngả
Điều đáng báo động là có vẻ sự gia tăng các ca nhiễm virus ở Singapore không phải là điều bất thường trong bối cảnh toàn cầu. Ngày 29/2, trên toàn thế giới có 86.604 ca nhiễm và con số này đã tăng gần gấp 10 lần lên 858.361 ca vào ngày 31/3. Hồng Kông đã tăng từ 95 lên 715 trong cùng khoảng thời gian.
Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota cho biết: Cách tiếp cận của Singapore là một trong những cách tốt nhất. Và những gì họ đang làm thực sự cho phần còn lại của thế giới thấy là đây là một loại virus khó đánh bại và kìm hãm.
Singapore đã đưa ra những gì mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả là một cách tiếp cận không bị "lật đổ" mặc dù chưa dùng đến biện pháp phong tỏa đất nước. Và các chuyên gia lo ngại rằng tại sao chiến lược ngăn chặn của Singapore lại không thể thành công hơn.
Kitty Lee, làm việc tại công ty tư vấn châu Á - Thái Bình Dương Oliver Wyman, đã mô tả tình huống này là "có một chút đáng sợ".
Lee cho biết, người dân nơi đây vẫn "chưa nghiêm túc" khi nhắc đến giãn cách xã hội, và ông lưu ý chỉ có 40 % nhân viên trong khu thương mại trung tâm đang làm việc tại nhà.
Chính quyền Singapore từ đó đã cảnh báo các công ty không thực hiện việc làm việc từ xa có thể sẽ phải đối mặt với việc bị truy tố.
Người dân vẫn chưa nghiêm túc về giãn cách xã hội (Ảnh: Reuters).
Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam cho biết, người dân cần phải trở nên nghiêm túc hơn khi thực hiện giãn cách xã hội. "Nếu thực hiện không đủ, với tình hình như hiện tại có thể làm bùng phát dịch. Chúng ta sẽ bị thua cuộc hoàn toàn trước dịch bệnh vì sự thiếu ý chí của người dân"
Theo Giáo sư Teo Yik Ying, Trưởng khoa Sức khỏe cộng đồng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, nếu người Singapore từ chối làm theo những chỉ dẫn đơn giản thì dù chính phủ có đưa ra điều gì, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay một ổ dịch không thể kiểm soát được. .
Các biện pháp để giãn cách xã hội đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các nghiên cứu mới cho thấy virus có thể lây lan ngay cả trước khi bệnh nhân có triệu chứng.
Trong một bài viết trên trang web của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ hôm thứ Tư, các nhà nghiên cứu Singapore trong đó có Vernon Lee, giám đốc bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế đã trình bày chi tiết về cách thức 5 bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng đã lây lan virus sang 7 người khác.
Báo cáo kết luận rằng, chỉ những người có triệu chứng nhiễm dịch mới cần giãn cách xã hội là điều không đủ vì kể cả những người không có triệu chứng cũng có thể là nguồn truyền nhiễm bệnh.
Trong một hội thảo trực tuyến của Caixin Global vào thứ Năm tuần trước, Lee cho biết tỉ lệ lây truyền virus của Singapore là dưới 1. Điều này có nghĩa trung bình, một người nhiễm bệnh ở Singapore có khả năng truyền virus corona cho ít hơn một người khác. Ở Vũ Hán, nơi phát hiện ổ dịch đầu tiên trước khi bị phong tỏa, tỉ lệ đó là 2,35.
Vẫn có lí do cho sự lạc quan
Lây nhiễm tăng cao ở Singapore cũng làm dấy lên một cuộc tranh luận về giá trị của việc đeo khẩu trang.
Trước đây, chính quyền Singapore đã khuyên mọi người không nên đeo khẩu trang vì cần phải đảm bảo vật tư cho các nhân viên y tế. Lời khuyên được đưa ra theo các hướng dẫn của WHO.
Nhưng cả WHO và Mỹ hiện đang xem xét lại các hướng dẫn đó. Một số chuyên gia ở Hồng Kông và Nhật Bản lập luận, các quốc gia dùng khẩu trang rộng rãi đã giúp họ giảm số lượng nhiễm bệnh.
Giáo sư Lim cho biết, đeo khẩu trang rất cần thiệt đặc biệt là ở những nơi có lưu lượng người cao như tàu hỏa, v.v.
Tuy nhiên, ông cảnh báo, việc dùng khẩu trang cũng có thể mang lại cho mọi người cảm giác an toàn "giả", khiến họ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, giống như việc thắt dây an toàn có thể dẫn đến việc lái xe liều lĩnh hơn.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam cho biết, Singapore hiện phải đối mặt với hai thách thức: không đủ khẩu trang cho toàn dân và cần phải có thêm nhiều người thực hiện giãn cách xã hội.
"Nếu không có thêm nhiều hành động, hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể bị "choáng ngợp" bởi sự gia tăng về số ca nhiễm theo cấp số mũ", theo chuyên gia này.
Ngay cả giữa không khí u ám, vẫn có lí do cho sự lạc quan. Công ty game gia đình Razer ở Singapore cho biết, họ sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang trong nước trong vòng 30 ngày. Bên cạnh đó, một số chuyên gia hi vọng rằng, lập trường cứng rắn của chính phủ về việc làm việc tại nhà sẽ có hiệu quả.
Tuy nhiên, ông Lim cho rằng, chính phủ Singapore đã hết các lựa chọn cho biện pháp xa cách xã hội chặt chẽ hơn. Có lẽ chỉ còn ba việc phải làm: đóng cửa trường học, đóng cửa giao thông công cộng và ra lệnh cho tất cả các địa điểm ăn uống và trung tâm thương mại phải đóng cửa.
Kinh doanh 10:08 | 31/08/2020
Đô thị 17:32 | 08/08/2020
Du lịch 12:18 | 12/06/2020
Du lịch 12:07 | 11/06/2020
Du lịch 12:00 | 10/06/2020
Du lịch 13:38 | 09/06/2020
Du lịch 12:13 | 08/06/2020
Du lịch 12:07 | 03/06/2020