Lisa Nguyen và Jennifer Nguyen tại tòa ngày 6/8. |
Sáng 6/8, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm Nguyễn Hồng Anh (SN 1974, còn gọi là Lisa Nguyen) – nguyên Chủ tịch kiêm TGĐ Cty CP Container Quốc tế (CAscon) và Nguyễn Thị Ngà (SN 1982, còn gọi Jennifer Nguyen) – nguyên Trưởng phòng kinh doanh CAscon về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, năm 2010, Cty UASC (thuộc Các tiểu Vương quốc Ả-rập) thỏa thuận mua 10.000 container do CAscon (tên cũ là Cty VTC) sản xuất với giá 4.038 USD/container.
Hồng Anh đề nghị UASC chỉ ký hợp đồng mua bán trực tiếp với CAscon 1.000 container. Với 9.000 chiếc còn lại, nữ tổng giám đốc đề nghị CAscon sẽ bán cho UASC thông qua đơn vị trung gian là Cty TNHH Đầu tư quốc tế Sunny Investment (SNI).
Trên thực tế, Cty SNI cũng do chính Nguyễn Hồng Anh và đối tượng tên Hsu Wen-Ta (người Đài Loan) thành lập ra, đặt trụ sở tại quần đảo Virgin, thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh.
Sau đó, Hồng Anh đã sử dụng các tài liệu là hợp đồng mua bán hàng hóa, phụ lục hợp đồng, biên bản ghi nhớ và phương án kinh doanh container để vay hơn 31 triệu USD từ ngân hàng Vietcombank. Có tiền để sản xuất, Cty CAscon đã chuyển giao hàng hóa và được UASC giải ngân hơn 39 triệu USD.
Năm 2011, Vietcombank thấy container đã chuyển giao hết nhưng Cty SNI không chuyển tiền vào tài khoản của CAscon mở tại đây nên đã yêu cầu Hồng Anh cung cấp hồ sơ pháp lý để đòi nợ.
Nguyễn Hồng Anh không đáp ứng đồng thời chỉ đạo Nguyễn Thị Ngà làm giả các mail, thư dùng cho việc thế chấp quyền đòi nợ. Cuối cùng, nữ tổng giám đốc chỉ trả cho Vietcombank hơn 14 triệu USD, chiếm đoạt hơn 16,7 triệu USD (tương đương hơn 353 tỷ đồng). Trong vụ việc, Nguyễn Thị Ngà được chia hơn 1 tỷ đồng.
Công an cũng hỏi và được Văn phòng Tổng trưởng lý quần đảo Virgin (Anh) xác nhận, Cty SNI không có hoạt động kinh doanh gì. Cuối năm 2011, Hồng Anh và Hsu Wen Ta đã bán SNI cho người khác với giá 2 USD.
Cũng theo cáo trạng, CAscon có tiền thân là Cty Liên doanh Container Vinashin trong đó Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin hiện nay là SBIC) giữ 25% vốn, Nguyễn Hồng Anh nắm 15% vốn. Để có vốn lưu động, Hồng Anh đã vay dài hạn của Cty Tài chính công nghiệp tàu thủy (VFC) – Cty con của SBIC 30 tỷ đồng.
Để đảm bảo khoản vay, VFC và CAscon ký hợp đồng thế chấp tài sản là cuộn thép, container để bán cho Cty vận tải biển Nam Triệu và Cty TNHH MTV vận tải viễn dương (Vinashinlines).
Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2011, Hồng Anh đã bán các tài sản thế chấp này, thu về hơn 38 tỷ nhưng chỉ trả cho VFC 10 tỷ còn 28 tỷ không trả. Việc này gây thiệt hại cho VFC hơn 32,2 tỷ (gồm cả gốc và lãi).
Dự kiến phiên tòa diễn ra trong 3 ngày.
Hàng trăm công ty công nghiệp bị tội phạm mạng tấn công lừa đảo
Hãng bảo mật Kaspersky tại Việt Nam cho hay đã phát hiện làn sóng tấn công lừa đảo tài chính qua email nhằm vào các ... |
Suýt mất trăm triệu vì chiêu lừa thừa kế Bitcoin
Gần như bị thuyết phục bởi quy trình nhận thừa kế Bitcoin rất bài bản, anh Thiện Toàn (TP HCM) suýt mất 100 triệu đồng. |
Bị can 34 tuổi vung hàng chục tỷ đồng ăn nhậu
Nhận tiền từ các nhà đầu tư, Tiến không triển khai các dự án như ký kết mà dùng số tiền này để chi tiêu ... |