Ngân hàng thương mại ngay lập tức giảm lãi suất tiết kiệm về 4,25%/năm sau lệnh của Ngân hàng Nhà nước

Trong hôm nay, đồng loạt các nhà băng đã niêm yết mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới kì hạn dưới 6 tháng theo quy định của cơ quan quản lí. Khảo sát cho thấy hầu hết ngân hàng đều sử dụng hết mức trần lãi suất huy động là 4,25%/năm của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm lần thứ 2 trong 2 tháng

Ngân hàng Nhà nước, từ hôm nay, 13/5 đã áp dụng hạ một loạt lãi suất điều hành, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước. 

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng chỉ còn 0,2%/năm, giảm đến 0,3% so với trước.

Lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kì hạn từ 1 đến dưới 6 tháng từ 4,75%/năm giảm xuống còn 4,25%/năm, tức giảm 0,5%/năm.

Ngân hàng đồng loạt hạ tiếp lãi suất tiết kiệm về 4,25%/năm sau lệnh của Ngân hàng Nhà nước - Ảnh 1.

Ngân hàng đồng loạt hạ tiếp lãi suất tiết kiệm sau lệnh của Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: Thanh Niên).

Ngay sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước, hầu hết ngân hàng trong hệ thống đã niêm yết mức lãi suất huy động mới. 

Tại Vietcombank, lãi suất không kì hạn còn 0,1%/năm; kì hạn 7 ngày và 14 ngày giảm từ 0,5% xuống còn 0,2%/năm; kì hạn 1-2 tháng giảm từ 4,3% xuống còn 4,1%/năm. Lãi suất kì hạn 3 tháng giảm từ 4,7%/năm xuống còn 4,25%/năm, tức giảm đến 0,45%/năm.

3 "ông lớn" còn lại trong nhóm có cổ phần nhà nước là BIDV, Vietinbank và Agribank cùng đưa ra mức lãi suất huy động tương đương nhau. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kì hạn 1-2 tháng là 4%/năm, kì hạn 3 đến dưới 6 tháng là 4,25% bằng với mức trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Riêng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, Agribank niêm yết 0,2%/năm, các nhà băng còn lại niêm yết thấp hơn mức trần, chỉ 0,1%/năm.

Tương tự, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần trong hôm nay cũng đã điều chỉnh hạ lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

3 ngân hàng MB, ACB và OCB cùng niêm yết lãi suất huy động kì hạn 1-2 tháng là 4,1-4,2%/năm; lãi suất kì hạn 3 tháng và 5 tháng là 4,25%/năm.

 VIB và TPBank sử dụng hết mức trần của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, lãi suất không kì hạn là 0,2%/năm và tất cả kì hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đều ở mức 4,25%/năm.

Ngân hàng đồng loạt hạ tiếp lãi suất tiết kiệm về 4,25%/năm sau lệnh của Ngân hàng Nhà nước - Ảnh 2.

Khảo sát cho thấy hầu hết ngân hàng đều sử dụng hết mức trần lãi suất huy động là 4,25%/năm của NHNN. (Ảnh: TTO).

Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong chưa đầy 2 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh hạ lãi suất điều hành, trong đó có lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm.

Cụ thể, lần gần nhất là ngày 17/3, lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ 1 tháng đến dưới 6 tháng còn 4,75%/năm (giảm 0,25%/năm so với trước). Ghi nhận thời điểm đó cho thấy hầu hết ngân hàng trong hệ thống, đặc biệt trong nhóm "Big 4" không sử dụng hết trần lãi suất.

Tuy nhiên, quyết định điều hành mới nhất của Ngân hàng Nhà nước với mức giảm sâu thì hầu hết ngân hàng, kể cả 4 ngân hàng trong nhóm "Big 4" đều sử dụng hết mức trần lãi suất quy định.

Ngân hàng Nhà nước: Giảm lãi suất hướng đến giảm lãi vay

Việc giảm lãi suất điều hành, trong đó có giảm lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng Nhà nước kì vọng quyết này sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Thanh Hà cho rằng quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NHNN lần này, cùng với quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới.

Theo ông, lãi suất được điều chỉnh hiện nay trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường quốc tế, nhiều Ngân hàng trung ương thực thi các biện pháp nới lỏng định lượng, cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái.

Trong nước nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục tạo dư địa điều hành chính sách tiền tệ cho NHNN trong bối cảnh thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định, lạm phát có khả năng được kiểm soát theo mục tiêu, tăng trưởng kinh tế bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19.

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ khẳng định NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước, kết quả triển khai các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất. 

Trên cơ sở đó, chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.