(Ảnh: vietdvm) |
Dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bị cào cắn... là những mối nguy mà động vật nuôi trong nhà có thể gây ra nếu bạn không biết cách kiểm soát.
Nếu như vài năm trước đây, từ "thú cưng" vẫn còn khá xa lạ, mới mẻ với nhiều bạn trẻ thì hiện nay việc sắm một thú cưng để nuôi trong nhà gần như đã trở thành một trào lưu.
Thú nuôi là bạn tốt của con người. Tuy nhiên, việc chăm sóc và chơi đùa cùng chúng có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tiếp xúc với thú cưng nhiều thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh. (Ảnh: descopera) |
Chó, mèo là hai vật nuôi phổ biến trong các gia đình và rất gần gũi với con người. Và cũng chính vì sự gần gũi ấy mà khả năng lây bệnh từ thú cưng sang con người vô cùng nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt là khi nhà có trẻ nhỏ.
Dù có được tắm và vệ sinh thường xuyên thì những chú chó, mèo, gà, chim cảnh,... vẫn mang trên mình vô số vi khuẩn, kí sinh trùng,... nên rất dễ gây bệnh cho chủ nhân.
GÂY DỊ ỨNG
Khi chó, mèo gãi hay rũ lông là bụi trong lông và cả những sợi lông của chúng sẽ bay ra, bám lại trên thảm, các vật dụng trong nhà. Từ đó dễ dàng gây ra di ứng đối với những người mẫn cảm. Lông thú cưng cũng chính là thủ phạm khiến trẻ bị các cơn khó thở hay bệnh hen phế quản.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết: "Những thú cưng có lông như chó, mèo, chim, chuột cảnh... là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và hen suyễn ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, lông vật nuôi chiếm đến 10% nguyên nhân gây dị ứng. Cá biệt, có một nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy, tới 25% các ca bệnh dị ứng đến khám liên quan đến chó, mèo”.
Những người dễ bị dị ứng không nên nuôi thú cưng. (Ảnh: Mèo cảnh) |
KÝ SINH TRÙNG TỪ THÚ CƯNG
Nuôi chó, mèo, chim... làm thú cưng, nhiều người quên mất mình đang “nuôi” cả một số vật ký sinh trên các con vật này và chúng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh. Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Chúng phát triển làm cho người lớn, trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng. Một số bệnh khác dễ gặp do nhiễm ký sinh trùng khi nuôi thú cưng trong nhà: Bệnh giun đũa chó, mèo; giun móc chó, mèo; trùng bào tử; hắc lào, nấm má…
MẮC BỆNH TỪ VIỆC HÔN THÚ CƯNG
Đã có thêm nhiều bằng chứng cho thấy hôn thú cưng là điều nên tránh. Các nhà khoa học chứng minh rằng thú cưng có thể lây truyền các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh của con người. Thú cưng làm sạch cơ thể bằng cách liếm láp bộ lông và vi khuẩn có thể lẩn trốn trong miệng của chúng. Việc hôn thú cưng chính là cách để các vi khuẩn kháng thuốc được truyền đi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người hôn thú cưng có thể mắc bệnh viêm nướu răng. (Ảnh: Sóng trẻ) |
7 căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải khi nuôi thú cưng
- Nhiễm khuẩn Salmonella - Giun móc - Bệnh mèo cào - Nhiễm giun sán - Nhiễm Toxoplasmosis - Bệnh dại |
Ngoài những nguy cơ gây ra những bệnh kể trên, thú cưng khiến bạn "xấu" đi với các biểu hiện sau:
Mụn li ti
Chó và mèo có thể truyền bệnh nhiễm trùng khuẩn tụ cầu nếu dịch tiết của chúng tiếp xúc vào máu của bạn. Các tổ chức y tế cho biết nếu bị nhiễm trùng khuẩn tụ cầu sau khi bị cắn, làn da của bạn sẽ xuất hiện những mụn nhọt li ti màu đỏ. Nếu không được được trị kháng sinh kịp thời, chúng sẽ sưng to hơn và gây ra nhiều đau đớn.
Da khô
Việc để thú cưng liếm láp làn da của bạn có thể gây nên hiện tượng khô, ráp. Sau khi bị chó mèo liếm, bạn luôn phải rửa sạch da và thoa kem dưỡng. Lưỡi của mèo có cơ chế làm sạch lông vì thế nó có thể gây nên hiện tượng thô ráp cho da và tóc của bạn.
Da của bạn sẽ bị khô nếu bị thú cưng liếm láp quá nhiều. (Ảnh: bikaku) |
Mắt sưng phồng
Mắt sưng là một trong những vấn đề phát sinh đối với chủ nhân của thú cưng. Điều này là một biểu hiện của chứng dị ứng do lông, dịch tiết động vật. Nhiều người bị dị ứng sẽ tắc mũi và sưng mắt. Để trị vấn đề này, bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc kháng histamine.
Da sứt sẹo, thương tổn
Khi bạn bị mèo cào, móng của mèo không sạch khiến vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vết thương gây nên những vết thương khó lành. Ngoài ra, kể cả không bị chó, mèo gây thương tích thì thú nuôi vẫn có thể gây ra một căn bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ em, gây ra những vệt đỏ dài xấu xí.
Phát ban và bong tróc
Bọ chó, bọ mèo gây ra hiện tượng Cheyletiellosis (bệnh gàu). Bệnh này có thể khiến da ngứa, phát ban, bong tróc…. rất mất thẩm mỹ. Điều quan trọng là bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho thú nuôi như cắt tỉa, làm sạch lông, răng đều đặn, tẩy giun và đưa chúng đi khám theo định kỳ. Bản thân bạn cũng cần tẩy giun và vệ sinh sạch sẽ cơ thể sau khi tiếp xúc với "những người bạn nhỏ" này.
(Ảnh: Thế giới thú cưng) |
Theo các bác sĩ thú y, cách tốt nhất để phòng bệnh nơi vật nuôi là tiêm phòng trước khi để chúng có nguy cơ bị bệnh; đồng thời tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
Vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi, giữ môi trường xung quanh vật nuôi không bị ẩm ướt cũng tránh được nguy cơ xuất hiện ký sinh trùng.
Đối với những gia đình ở đô thị, không gian chật hẹp, đông người hoặc nhà có trẻ em, phụ nữ mang thai, người có tiền sử dị ứng, tốt nhất không nên để vật nuôi trong nhà.
Ký sinh trùng trong phân mèo có thể gây ung thư | |
Trung Quốc áp dụng châm cứu cho chó mèo | |
Biểu cảm đáng yêu của em bé sợ chó khiến dân mạng thích thú |