Nhân viên tư vấn tại Công ty Vay mượn (ẢNH: Ngọc Thắng) |
Con số trên - bao gồm cả các nền tảng đang tạm thời ngừng hoạt động hoặc đang bị cảnh sát điều tra - là cao nhất trong 2 năm trở lại đây.
Trước đó, cơ quan giám sát ngành ngân hàng của Trung Quốc phát đi lời cảnh báo bất thường rằng người gửi tiền nên chuẩn bị sẵn tinh thần mất trắng số tiền đã đầu tư vào các sản phẩm lợi suất cao.
Số liệu chính thức cho thấy các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc có khoảng 50 triệu người đăng ký và có khoảng 192 tỉ USD nợ xấu với lãi suất trung bình 10,2%. Chủ yếu là khách hàng cá nhân sẵn sàng chi trả mức lãi cao do không thể tiếp cận với các kênh ngân hàng chính thống.
Đặt trụ sở ở Thượng Hải, Jinyinmao là một trong những nền tảng mới nhất phải đóng cửa trong tuần này. Thông báo từ Jinyinmao cho biết các nhà đầu tư đã mất niềm tin và ồ ạt rút tiền ra. Một số người đi vay mất khả năng trả nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty và khiến thanh khoản cạn kiệt.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Hình thức P2P phát triển ở nước ngoài, đặc biệt Trung Quốc mang tính giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Hình thức P2P triển khai tại VN khác các nước khác và đang có xu hướng bị lợi dụng.
Người cho vay tham gia P2P tính lãi phức tạp, tung hỏa mù, còn tâm lý người đi vay đang cần tiền nên vay với bất cứ giá nào mà không tính rằng lãi suất gần như tín dụng đen, có thể dẫn đến tình trạng không trả nổi. Trong khi đó, công ty kết nối dù biết tình trạng này nhưng vẫn đứng ra kết nối, ở giữa ăn phí.
Ông Hiếu cho rằng ở Trung Quốc, các cá nhân chuyển tiền cho công ty kết nối thực hiện kiếm người vay như kiểu ủy thác và cuối cùng nhà cho vay không lấy được tiền, còn công ty thì sập... Ông dự báo, hiện tượng tiêu cực này khả năng sẽ sớm xảy ra tại VN trong thời gian tới.
“Các cơ quan chức năng bao gồm Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Công an không thể thả lỏng lĩnh vực này mà cần có quy định cụ thể giữa công ty kết nối có trách nhiệm, vai trò gì, lãi suất cho vay, phí liên quan đến khoản vay như thế nào... để từ đó có cơ sở pháp lý xử lý những trường hợp lạm dụng hình thức P2P để cho vay nặng lãi.
Riêng NHNN không thể quản lý hoạt động này, bởi NHNN chỉ quản lý các tổ chức tín dụng chứ không quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân. Nhu cầu tài chính trong xã hội ngày càng tăng mà nhiều khi năng lực tài chính của cá nhân lại chậm nên đẩy họ vào tình trạng đi vay, mặc dù đó là vay nặng lãi.
Nhiều người có tiền mong muốn tăng thu nhập nên tham gia vào các hoạt động cho vay, đầu tư mà bỏ qua các rủi ro cao, chẳng hạn như trường hợp mỏ đào tiền ảo Sky mining mấy hôm nay làm biết bao người dân không những ở các tỉnh thành lớn mà cả những tỉnh nhỏ lẻ cũng điêu đứng, thua lỗ, mất tiền”, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Sky Mining lấy tiền ảo gom tiền thật ra sao?
Anh N.N.B (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, thông qua một người bạn cũng đầu tư vào kênh này nên anh biết đến Sky ... |
Công an vào cuộc điều tra nghi án lừa đảo tiền 'khủng' 900 tỷ đồng
Công an TP HCM vào cuộc điều tra nghi án lừa đảo 900 tỷ đồng liên quan ông Lê Minh Tâm - Chủ nhiệm Sky ... |
Giá Bitcoin hôm nay 1/8: Không theo kỳ vọng, Bitcoin tụt dốc không ngờ
Giá Bitcoin hôm nay 1/8 tụt dốc không ngờ và lao xuống dưới ngưỡng 7.800 USD/BTC khiến cho thị trường có một phiên "đỏ máu". |
Rúng động lời thú tội của 'trùm' tiền ảo
Sau khi bị bắt, Nguyễn Hữu Tiến khai toàn bộ việc tạo, làm giá tiền ảo VNCOINS đều là màn kịch anh ta dựng lên ... |