TP.HCM hứng chịu ô nhiễm không khí nhiều nhất từ 8 triệu phương tiện giao thông | |
Trong vòng 3 tháng, có tới 78 ngày nồng độ bụi trong không khí 'vượt chuẩn' |
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội nghiêm trọng hơn so với TP HCM. |
Theo báo cáo, Hà Nội trải qua 3 tháng đầu năm 2017 với nồng độ bụi cao trong không khí.
Trong thời gian này, có 37 ngày nồng độ bụi mịn có thể hít phải với đường kính từ 2.5 micrômét trở xuống (PM 2.5) trong 24 giờ cao hơn so với giới hạn Quy chuẩn Quốc gia, và 78 ngày vượt quá giới hạn theo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong ba tháng đầu năm, chất lượng không khí dần cải thiện nhưng vào những ngày cao điểm chất lượng không khí vẫn ở mức rất có hại cho sức khỏe.
Cụ thể, ngày 15/2, có giờ nồng độ PM 2.5 trung bình đạt 234 μg/m3 vượt quá gần 5 lần Quy chuẩn Quốc gia và gấp 10 lần theo hướng dẫn của WHO.
Có thể thấy rằng mặc dù chất lượng không khí là chưa tốt trong quý I-2017, tuy nhiên đã có cải thiện so với quý I-2016.
Trong quý I-2016, số ngày ở nhóm không tốt (bao gồm AQI - chỉ số chất lượng không khí, ở các mức độ không tốt cho nhóm nhạy cảm, có hại và rất có hại cho sức khỏe) chiếm 88% tổng số ngày trong quý, trong khi đó con số này giảm còn 61% trong quý I-2017.
Trong quý I-2016, số ngày chất lượng tốt (AQI ở mức độ tốt và trung bình) chỉ chiếm 11,7% trong khi đó con số này là 36% trong cùng thời kỳ năm 2017. Tuy nhiên, trong Quý I-2017 AQI ở mức nguy hại lại cao hơn (2% tổng số ngày) so vớicùng kỳ năm 2016 (0,39% tổng số ngày).
Như vậy mặc dù có sự cải thiện chung nhưng những giờ cao điểm năm 2017 lại có chất lượng không khí kém hơn 2016. Chỉ số AQI trung bình của Hà Nội trong quý I năm 2016 là 143,96 và nồng độ bụi PM 2.5 trung bình là 66,38 μg/m3, còn trong quý I năm 2017, AQI trung bình là 123,49 và nồng độ PM 2.5 trung bình là 54,56 μg/m3.
Chất lượng không khí ở TP HCM có xu hướng kém đi, trái với dấu hiệu tích cực tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Yên. |
Ở TP HCM, trong 3 tháng đầu năm 2017, nồng độ trung bình PM 2.5 thấp hơn ở Hà Nội. Cụ thể, có 6 ngày nồng độ PM 2.5 vượt quá Quy chuẩn Quốc gia, thấp hơn 31 ngày so với Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có đến 78 ngày cao hơn so với tiêu chuẩn của WHO.
Trong ba tháng đầu năm, trừ ba giờ cao điểm có chất lượng không khí kém kể trên, chất lượng không khí không vượt quá mức độ không tốt cho nhóm nhạy cảm. So với Hà Nội, chất lượng không khí ở TP HCM thực sự tốt hơn.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2016, chất lượng không khí ở TP HCM có xu hướng kém đi, trái với dấu hiệu tích cực tại Hà Nội. Tại TP HCM, so sánh giữa quý I-2016 và quý I-2017, chất lượng không khí trong thành phố trở nên kém hơn so với năm trước.
Trong một báo cáo có tên là “Kế thừa một thế giới bền vững?”, WHO đã cho biết 531.000 trẻ em đã tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà, nhiễm trùng hệ hô hấp mãn tính, các bệnh về phổi, ung thư và các ảnh hưởng sức khỏe khác. Một báo cáo khác của WHO, có tên là “Đừng làm ô nhiễm tương lai của tôi!” đưa ra danh sách các bệnh khác và các mối nguy hại chết người có khả năng xảy ra với trẻ em do các vấn đề môi trường. Về bệnh hen suyễn, báo cáo cho biết đây là “một trong những bệnh mãn tính nghiên trọng nhất với trẻ em, với khoảng 11-14% số trẻ trên 5 tuổi trên toàn cầu đang mắc các triệu chứng của hen suyễn”. Tổ chức này cũng thống kê, khoảng 1.7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong hàng năm bởi các bệnh viêm nhiễm hô hấp gây nên một phần do ô nhiễm không khí, ảnh hưởng gián tiếp từ khói thuốc, không được sử dụng nguồn nước sạch, bị ngộ độc hay các vấn đề môi trường khác. Trẻ em phơi nhiễm với ô nhiễm không khí có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn và cũng sẽ dễ mắc các bệnh hô hấp mãn tính như hen trong suốt cuộc đời của chúng. |