Ở Pháp, đây là cách giáo viên áp dụng với học sinh phạm lỗi khiến phụ huynh yên tâm

Khác với bố mẹ Việt luôn có chung một nỗi lo con đi học sẽ bị giáo viên đánh, chị Nguyên Kan, bà mẹ 3 con đang sống tại Pháp nói: “Ở đây, bố mẹ không có nỗi lo như thế”.
 

Sống ở Pháp khá lâu và có một bé đang học tiểu học, một bé mới vào học cấp 2, chị Nguyên Kan cho biết phụ huynh Pháp nói chung gần như không lo lắng con đi học sẽ bị cô giáo đánh mắng, xúc phạm vì chuyện đó từ trước đến nay rất hiếm khi xảy ra. Và để có được môi trường giáo dục “hoàn hảo” và đáng mơ ước này, đằng sau đấy là rất nhiều những lý do, nguyên tắc mà ở đó giáo viên được hỗ trợ để luôn ở vị trí chủ động và kiểm soát được hành vi của mình.

o phap day la cach giao vien ap dung voi hoc sinh pham loi khien phu huynh yen tam
Ba cô con gái của chị Nguyên Kan.

Ở Pháp, không nhận trông trẻ 3 tuổi nếu trẻ chưa thể tự ăn, vẫn đóng bỉm

Chia sẻ về việc đi nhà trẻ của con mình, chị Nguyên Kan cho biết tại đây, để con được nhận vào trường là điều không hề dễ dàng, không phải cứ đăng kí là được nhận luôn.

Với lớp nhà trẻ cho trẻ dưới 3 tuổi, phụ huynh ở đây phải đăng ký trước cả năm trời. Điển hình như trường hợp của chị Nguyên Kan, từ khi mang thai bé thứ 3, chị đã đăng ký cho con vào trường mầm non gần nhà, nhưng hiện tại vẫn chưa biết con có được chấp nhận vào trường đó hay không.

Lý giải cho câu chuyện nghe kì lạ với nhiều phụ huynh Việt, chị Nguyên Kan cho biết vì số lượng nhà trẻ ở đây rất ít, mỗi quận chỉ có 1 nhà trẻ, mỗi một nhà trẻ chỉ nhận khoảng 20 trẻ. Nếu các bố mẹ không tìm được chỗ gửi trẻ, có một giải pháp khác đó là gửi con cho “nounou” (người trông trẻ) hoặc gửi con ở những địa điểm trông trẻ tại nhà. Người trông trẻ và các địa điểm trông trẻ tại nhà được chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ và phải tuân theo các nguyên tắc như người trông trẻ phải có bằng cấp, địa điểm đủ cơ sở vật chất, đủ diện tích và chỉ được phép trông tối đa là 4 trẻ.

o phap day la cach giao vien ap dung voi hoc sinh pham loi khien phu huynh yen tam
Bé thứ hai trong lớp mầm non ở Pháp.

“Ở đây, gia đình nào đang có con dưới 3 tuổi thì khổ lắm, vì chỗ trông trẻ hiếm, học phí lại rất đắt. Bé Sâu – bé thứ 2 nhà mình trước đây cũng không được đi nhà trẻ. Mình gửi con ở một trung tâm kiểu trông trẻ nhưng họ chỉ trông 2 ngày/ tuần. Nếu hôm nào thừa chỗ, họ sẽ gọi điện cho bố mẹ đến gửi trẻ, còn lại là ở nhà với bố mẹ. Nếu được nhận vào nhà trẻ thì là điều quá tốt, nhưng khi được nhận rồi, nếu trẻ khóc quá mà cô không thể dỗ được, trẻ cũng bị trả về cho bố mẹ trông”, chị Nguyên Kan kể.

Với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ không lo thiếu chỗ gửi trẻ, nhưng lại lo một nỗi lo khác, đó là phải “huấn luyện” con bằng được để cô nhận con vào lớp. Trẻ sẽ có “thời gian thử thách” là 1-2 tuần để làm quen, để tự xúc ăn, để tự biết gọi cô nếu muốn đi vệ sinh. Sau thời gian thử thách này, nếu con vẫn không chủ động trong vệ sinh và ăn uống, cô sẵn sàng trả về cho bố mẹ “huấn luyện” tiếp.

o phap day la cach giao vien ap dung voi hoc sinh pham loi khien phu huynh yen tam
Ở Pháp, để được nhận vào trường mầm non, trẻ từ 3 tuổi phải biết tự xúc ăn.

Ở Pháp, không có chuyện “cháu ở nhà lười ăn lắm, trông cậy tất cả vào cô”

Cũng từng có trải nghiệm cho con học mầm non tại Việt Nam, chị Nguyên Kan cho biết nếu như ở Việt Nam “mọi sự trông cậy vào cô” thì ở Pháp, các cô giáo trông trẻ không bao giờ phải nghe câu nói này. Nếu trẻ lười ăn, ăn ít thì đó là trách nhiệm của bố mẹ, bố mẹ phải “huấn luyện” lại trẻ. Phụ huynh không có quyền than vãn, chứ đừng nói là đổ lỗi cho giáo viên về các vấn đề khi đi nhà trẻ, mầm non của con mình.

Tương tự như chuyện ăn uống, việc trẻ đi lớp bị xây xát chân tay trong quá trình chơi – học cũng là việc rất bình thường. Cuối ngày, cô sẽ ghi vào một tờ giấy thông báo tại sao con bị vậy, nếu bị thương nặng, giáo viên sẽ gọi cho phụ huynh ngay lúc đó. Không có chuyện phụ huynh ầm ầm kéo đến trường lớp, “thẩm vấn, trách cứ, dùng lời lẽ xúc phạm” giáo viên.

o phap day la cach giao vien ap dung voi hoc sinh pham loi khien phu huynh yen tam
Giáo viên ở Pháp không đánh trẻ mà sử dụng hình phạt khác nếu trẻ phạm lỗi.

Giáo viên ở Pháp vẫn phạt trẻ nếu trẻ phạm lỗi

Việc đánh trẻ không được chấp nhận trong nền giáo dục Pháp, tuy nhiên tại đây không phải không có những hình phạt khi trẻ phạm lỗi. Theo chia sẻ của chị Nguyên Kan, có 4 mức độ phạt như sau:

Mức độ 1: Yêu cầu học sinh ra ghế ngồi một mình

Mức độ 2: Yêu cầu học sinh sang lớp bé hơn hoặc lớn hơn để ngồi học

Mức độ 3: Yêu cầu học sinh lên phòng hiệu trưởng ngồi

Mức độ 4: Mời bố mẹ đến gặp giáo viên

“Học sinh ở nơi nào cũng vậy vì ‘nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò’ mà. Dù là nền giáo dục được coi là tiên tiến trên thế giới nhưng ở Pháp vẫn có trường hợp học sinh hỗn láo với giáo viên. Học sinh ở cấp mầm non và tiểu học thì ngoan hơn, nhưng học sinh cấp 2 thì cũng rất ương bướng và khó bảo. Nhưng điều quan trọng là giáo viên ở đây họ luôn trong vị thế chủ động và hiểu rằng đánh trẻ là điều không được chấp nhận.

Từng là giáo viên, tôi khá đồng cảm với giáo viên ở Việt Nam bởi họ hàng ngày phải làm việc trong môi trường quá áp lực, dễ dẫn đến những hành vi làm tổn thương trẻ/ học sinh. Dự thảo giáo viên đánh học sinh có thể sẽ bị phạt gây ra nhiều phản ứng bởi giáo viên sẽ đặt ngược lại câu hỏi rằng bố mẹ có thể đánh trẻ mà không bị phạt, và giáo viên không được đánh học sinh nhưng về nhà có thể đánh con mình?", chị Nguyên Kan nói.

XEM THÊM

o phap day la cach giao vien ap dung voi hoc sinh pham loi khien phu huynh yen tam Lời nói dối của cô giáo lớp 5

Từ hôm đó, cô không còn nghiên cứu về việc làm sao để dạy bọn trẻ đọc, viết hay làm toán mà nghiên cứu về ...

o phap day la cach giao vien ap dung voi hoc sinh pham loi khien phu huynh yen tam Dự thảo giáo viên đánh học sinh sẽ bị phạt: Lối thoát nào cho giáo viên?

"Nếu dự thảo giáo viên đánh học sinh bị phạt được thông qua, giáo viên sẽ dạy học trong tâm thế bị theo dõi. Phải ...

o phap day la cach giao vien ap dung voi hoc sinh pham loi khien phu huynh yen tam Xin cho tôi được đánh học sinh bằng lương tâm của nhà giáo

“Chiều về nấu cơm nghe chuông điện thoại reo là sợ lắm các bậc phụ huynh à! Nồi cơm của mình mà, lỡ có ai ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.