Ôn thi môn Văn thế nào hiệu quả nhất trong giai đoạn nước rút?

Ths Phan Trắc Thúc Định – giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, người có nhiều năm giảng dạy, ôn luyện và chấm thi THPT quốc gia chia sẻ một số kinh nghiệm giúp học sinh ôn thi môn Ngữ văn đạt hiệu quả nhất giai đoạn nước rút.

Gần một tháng nữa kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra và đây là thời điểm để các sĩ tử hệ thống lại toàn bộ kiến thức và có phương pháp ôn luyện, hiệu quả nhất. Với đặc thù là môn tự luận duy nhất trong kì thi, học sinh (HS) cũng nên có phương pháp ôn luyện hiệu quả, phù hợp.

Các em cùng chú ý 1 số điểm mà thầy Phan Trắc Thúc Định liệt kê như sau:

1. Nên hệ thống kiến thức bằng sơ đồ hóa, Sơ đồ tư duy để nhớ kiến thức

Là môn tự luận, nên kiến thức của môn Văn khá dài, và đòi hỏi HS trả lời 2 phần của bài thi trong 120 phút khiến cho HS không khỏi hoang mang. Tuy nhiên, thay vì ôm đồm kiến thức, học như một cái máy, HS giai đoạn cuối này nên tìm cách hệ thống lại mọi kiến thức đã học: Từ Đọc hiểu đến Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học bằng cách gạch ra các ý chính; sắp xếp thành hệ thống chủ điểm; hệ thống thành các dạng đề... Và một trong những cách ôn hiệu quả nhất là việc các bạn HS nên sắp xếp các nội dung kiến thức ấy thành sơ đồ hóa, sơ đồ tư tuy cho dễ nhớ:

Ví dụ:

- Phần Đọc hiểu: HS cần hệ thống lại các câu hỏi quen thuộc và phân biệt các dấu hiệu nhận biết với các dạng câu hỏi đó. Cụ thể như phong cách ngôn ngữ có mấy phong cách ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết các phong cách ngôn ngữ đó là gì? Thao tác lập luận có mấy thao tác và dấu hiệu nhận biết các thao tác ấy là gì? Phương thức biểu đạt có mấy phương thức và dấu hiệu nhận biệt các phương thức ấy là gì.....

- Câu nghị luận xã hội HS nên sơ đồ nhớ lại “công thức” - các thao tác lập luận cơ bản để tránh nhầm lần các thao tác như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... Và như vậy bài viết của các em sẽ logic hoàn chỉnh hơn. HS cũng nên sơ đồ hóa theo các chủ điểm mà nội dung đọc hiểu và nghị luận xã hội dễ vào nhất để có ý thức sưu tầm, ghi chép các “dẫn chứng” để đưa vào bài thi hiệu quả... Các em cũng nên tham khảo các dẫn chứng mang tính thời sự mới, cập nhật hàng ngày.

- Câu nghị luận văn học: HS nên hệ thống lại kiến thức của cả 2 khối lớp 11 và 12. HS nên chia theo các dạng chủ điểm để có thể thấy tính liên hệ so sánh phù hợp của các tác phẩm văn học của 2 khối lớp này như: chủ đề người lính; chủ đề người phụ nữ; thân phận người nông dân; chủ đề nỗi nhớ tình yêu; chủ đề quan điểm sáng tác và vai trò của người nghệ sĩ.....

on thi mon van the nao hieu qua nhat trong giai doan nuoc rut
Ths Phan Trắc Thúc Định chia sẻ cách ôn thi môn Văn như thế nào cho hiệu quả giai đoạn nước rút

2. Không được chủ quan bỏ qua các tác phẩm đã thi ở những năm trước

Một lỗi nữa mà đa phần trong quá trình ôn luyện HS mắc phải là cho rằng: đề thi, bài thi đã ra năm trước thì năm sau không rơi vào nữa. Đây là một nhận định sai lầm, chủ quan.

Đề thi có thể lặp lại các tác phẩm đã thi ở các dạng câu hỏi khác nhau; khía cạnh khác nhau... Vậy với cách ra đề đổi mới như hiện nay thì việc “đoán định”, chủ quan như trên không còn phù hợp. HS nên chủ động ôn luyện thật kĩ, tham khảo các đề thi và đáp án đổi mới. Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm văn học nào đã học trong chương trình.

3. Không học tủ học vẹt

Đề thi môn Ngữ văn THPT những năm gần đây được đổi mới nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản; yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận và vận dụng. Vì vậy, việc ôn tập và làm theo lối văn mẫu, chép nguyên lại bài giảng là không có hiệu quả.

Ví dụ như đề thi năm 2017 và gần nhất là đề minh họa năm 2018 của Bộ GD&ĐT cho HS tham khảo và làm quen, thì phần Đọc hiểu, HS sẽ được tiếp cận với một văn bản chưa được học hoặc không có trong sách giáo khoa Ngữ văn.

Câu nghị luận xã hội cũng được tích hợp với ngữ liệu của phần đọc hiểu – nội dung thường là trình bày suy nghĩ về ý kiến nêu trong văn bản Đọc hiểu hoặc trình bày suy nghĩ về vấn đề chính mà văn bản đề cập tới.

Do vậy, HS không thể học tủ, học vẹt được. Đối với câu nghị luận văn học cũng vậy, đề thi có tính tích hợp, liên hệ giữa các tác phẩm lớp 12 với lớp 11, do vậy HS cũng không thể làm bài theo thói quen cứ nghe tên tác giả, tác phẩm quen thuộc là trình bày tất cả những gì mình biết về tác giả, tác phẩm ấy cho được nhiều trang...

Cách ôn thi và làm bài thi như vậy không còn phù hợp. HS cần biết liên hệ, mở rộng, so sánh, đánh giá, luận giải vấn đề dựa trên kiến thức hiểu biết của bản thân mới đạt được điểm.

4. Có kế hoạch sắp xếp thời gian biểu hợp lí cho việc ôn thi các môn khác; đặc biệt là môn Văn

HS nên biết chia thời gian biểu hợp lí để ôn thi với tất cả các môn. Với môn Văn HS cần vạch ra được kế hoạch ôn tập rõ ràng qua sự định hướng của thầy cô giáo. Thời điểm đến kỳ thi không còn dài, nên các em phải ôn cuốn chiếu từng tác phẩm, từng giai đoạn, ôn tới đâu dứt điểm tới đó.

Đặc biệt các em nên quan tâm chú ý tới phần văn học lớp 11 và dạng đề liên hệ so sánh vì đây là dạng câu hỏi và mảng kiến thức mới có trong đề thi năm 2018. Các em nên biết tận dụng thời gian ôn tập trên lớp với GV và các bạn học cùng; không hiểu gì hỏi ngay thầy cô để có được hiểu biết nhất định.

5. Rèn kĩ năng viết bài và luyện đề:

Rèn kĩ năng viết văn nằm trong toàn bộ quá trình học Văn. Tuy nhiên ở những ngày cuối này, thầy cũng nhắc các em một số chú ý như sau: Các em nên rèn kĩ năng trả lời đúng câu hỏi; khắc phục việc viết lan man, dài dòng. Việc này vừa làm mất thời gian của học sinh vừa khiến bài làm mất điểm. Bên cạnh đó, HS tránh trả lời các câu hỏi quá vắt tắt, viết các câu cụt, gạch xóa...

Nhiều HS quen trả lời trực tiếp và rất ngắn gọn mà không dẫn dắt, diễn giải, phân tích; đôi khi câu trả lời cụt ngủn, không đủ chủ ngữ - vị ngữ; thậm chí chữ viết ẩu, khó đọc; bài làm gạch xoá, sử dụng và lạm dụng các ký hiệu, bài viết nhiều màu mực... Điều này đều khiến bài làm không thể giành điểm tối đa dù đã trả lời đúng trọng tâm.

Vậy, tôi khuyên các em cần rèn luyện kĩ năng viết bài, trình bày bài cẩn thận. Với các câu hỏi nhận biết, tái hiện kiến thức, HS có thể trả lời gọn gàng, trúng ý, không lan man. Với những câu hỏi vận dụng, liên hệ, và đặc biệt là tạo lập văn bản (đoạn văn, bài văn) thì HS nên trình bày theo các thao tác lập luận cụ thể; có liên hệ, so sánh, lí giải; phân tích...

Bên cạnh đó, các em cũng cần sưu tầm và tự giải nhiều đề, tiếp cận với các câu hỏi mới để rèn tâm lí, chuẩn bị tinh thần thật tốt... HS không nên đọc đáp án trước, mà nên tư duy tự trả lời, sau đó mới so sánh đáp án sau.

Bài thi môn Văn càng trình bày rõ ràng, rành mạch, sạch đẹp thì càng tốt. Diễn đạt cần đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh và cảm xúc thì điểm càng cao. Học sinh nên rèn những lỗi diễn đạt lủng củng, viết sai chính tả, không gạch xóa, viết thiếu nét, thiếu dấu… Bên cạnh những lời nhắc nhở trên, để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi này, các em cần HS cũng cần phải có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất.

Chúc cho các em đạt được kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới!

- Ths. Phan Trắc Thúc Định tốt nghiệp loại Giỏi ngành sư phạm Ngữ văn – Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

- Thạc sĩ Văn học, khoa Văn - Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

- Đang dạy tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.

- Ths. Phan Định là người có nhiều năm giảng dạy, ôn luyện và chấm thi THPT Quốc gia môn Văn, giải các đề thi THPT Quốc gia; thường xuyên chia sẻ các bí kíp, kinh nghiệm làm bài thi hiệu quả tới các bạn học sinh...

on thi mon van the nao hieu qua nhat trong giai doan nuoc rut Cô giáo 9x gợi ý cách học hiệu quả tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông' trong tháng nước rút

Giáo viên Diệu Thu, Trường THPT Trần Quang Khải (Hà Nội) gợi ý cảm thụ tác phẩm 'Ai đã đặt tên cho dòng sông' trở nên dễ ...

on thi mon van the nao hieu qua nhat trong giai doan nuoc rut Giải chi tiết đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Văn lần 2 THPT chuyên Sư phạm

Các sĩ tử nên tham khảo lời Giải chi tiết đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Văn lần 2 THPT chuyên Sư phạm ...

on thi mon van the nao hieu qua nhat trong giai doan nuoc rut Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hậu Giang

Sở GD&ĐT Hậu Giang tổ chức kỳ thi thử THPT quốc gia năm 2018 cho học sinh toàn tỉnh. Đề thi thử THPT quốc gia 2018 ...

on thi mon van the nao hieu qua nhat trong giai doan nuoc rut Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT TP HCM

Sáng ngày 28/5, Sở GD&ĐT TP HCM vừa tổ chức kỳ thi thử THPT quốc gia năm 2018 cho học sinh. Đề thi thử THPT quốc ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.