Ôn thi THPT quốc gia: Cần hệ thống hóa để nắm chắc kiến thức môn văn | |
Lưu ý quan trọng khi ôn tập, làm bài thi THPT quốc gia môn Hóa học |
Mùa thi năm nay, nhiều học sinh bày tỏ lo ngại trước môn Sử khi chọn tổ hợp xã hội. (Ảnh: Thủy Nguyên) |
Môn “khó” nhất trong tổ hợp xã hội
Là một trong ba môn học thuộc tổ hợp xã hội, môn Sử được nhiều học sinh cho là môn học “khó nhằn” nhất bởi lượng thông tin nhiều gắn với những cột mốc thời gian cùng hàng loạt sự kiện. Có trường hợp không ít học sinh vì choáng ngợp trước kiến thức môn Sử đã quyết định chọn tổ hợp tự nhiên vì theo các em các môn tự nhiên dễ học, dễ nắm hơn lại có nhiều lựa chọn trường khi đăng ký nguyện vọng.
Trước thực tế lo lắng của học sinh chọn tổ hợp xã hội trong mùa thi năm nay, nhiều giáo viên dạy Sử chia sẻ môn học này không thực sự đáng lo nếu thí sinh biết cách ôn tập hiệu quả.
Cô Phạm Thị Ly, giáo viên 9 năm kinh nghiệm trong bộ môn Sử, hiện công tác tại Tổ xã hội trường Quốc tế Tây Úc (Q.3, TP HCM) cho biết: “Môn học này không đáng ngại như các em nghĩ. Việc nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là nhiệm vụ chung của tất cả các môn, không riêng môn Sử. Cũng như những môn khác, môn Sử chỉ giới hạn phạm vi ôn thi nội dung lớp 12. Nếu trong năm các em chưa ôn thi sớm, khi tập trung ôn thi, giáo viên Sử chúng tôi vẫn giảng giải lại hết cho các em và đồng hành cùng các em”.
Cũng theo cô Ly, môn Sử kiến thức nhiều nhưng với đề thi trắc nghiệm, chỉ cần chịu khó và nỗ lực, học sinh vẫn làm bài tốt. “Đề thi môn Sử, phần khó nhất là các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải thông hiểu và vận dụng. Trong 40 câu hỏi tại đề minh họa vừa qua, các câu hỏi không đánh đố, không đòi học vẹt, thuộc lòng. Những em sợ không nhớ ngày tháng, nhầm lẫn cũng không đáng lo bởi câu hỏi đòi các em nắm sự kiện, hiểu vấn đề". Theo cô Ly, đề thi minh họa vừa qua của Bộ là vừa sức và học sinh trung bình - khá có thể trả lời đúng khoảng 60% đáp án.
Học theo sơ đồ, tham khảo thêm nhiều tư liệu
Cũng theo cô Phạm Thị Ly, phương án học môn Sử đạt hiệu quả cao nhất được cô chia sẻ: "Các em cứ bám sách giáo khoa, nắm vấn đề, có kiến thức tổng hợp, biết vận dụng suy luận, nhận định để có đáp án cho mình. Học vẹt, chọn bừa đáp án sẽ không đem lại kết quả tốt. Tỉ lệ ra đề là 3 – 3 – 1, nếu đánh bừa tất cả một đáp án, các em vẫn có thể bị điểm liệt. Nhiều em chủ quan cứ cho rằng chọn bừa đáp án, đánh bừa như vậy là vô cùng sai lầm”.
Cô Ly chia sẻ bí quyết học môn học này học sinh nên kết hợp cùng "mind map" (sơ đồ tư duy) sẽ đem lại hiệu quả mau hiểu bài và nhớ sâu hơn: "Trong quá trình học, các em nên xây dựng bài học theo "mind map" sẽ dễ nhớ và hiểu vấn đề hơn. Cụ thể, khi học về một sự kiện lịch sử, các em hãy khái quát vấn đề chính và chia nhỏ những ý phụ, đặt câu hỏi về ý nghĩa của vấn đề", cô nói.
Ngoài ra, cô Ly cũng đưa ra lời khuyên học sinh cần nghe giảng, nắm được ý nghĩa của từng bài học, dòng chảy của sự kiện, diễn biến những chiến dịch, hỏi giáo viên những khái niệm, vấn đề chưa rõ, tra cứu tìm hiểu thêm thông tin trên mạng để có quá trình ôn luyện hiệu quả.
Cô Ly cũng khuyên học sinh, ngoài sách giáo khoa, cần tham khảo thêm các thông tin từ những tài liệu khác: sách báo, xem phim tư liệu lịch sử để hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam. "Mỗi em có cách ôn thi riêng nhưng với môn Sử, nhìn chung nếu biết nắm ý, học theo sơ đồ tư duy, xem thêm phim ảnh tư liệu thì sẽ thấy môn học cực kỳ cuốn hút", cô Ly chia sẻ.
Môn Sử sẽ không đáng lo ngại nếu thí sinh có cách ôn tập hiệu quả, nắm vững kiến thức sách giáo khoa. (Ảnh: Thủy Nguyên) |
Cô cũng đưa ra lời khuyên học sinh chọn tổ hợp xã hội nên thực hành giải các đề môn Sử nói riêng và đề các môn tổ hợp khác nói chung. “Các em hãy học, ôn luyện nghiêm túc, không cần căng thẳng lo lắng quá nhiều. Học đúng phương pháp, tâm lý thoải mái thì sẽ không khó để lấy điểm cao”, cô Ly phân tích.
Thầy Đăng Du, tổ trưởng tổ Sử Trường THPT Lê Quý Đôn cũng có những lời khuyên cho học sinh dựa trên đề thi minh họa môn Sử vừa qua. Theo thầy, nếu đề thi chính thức giống đề thi mẫu sẽ rất vừa sức với thí sinh. “Cái được nhất của đề thi là những câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề lịch sử, chứ không kiểm tra khả năng học thuộc lòng của thí sinh”, thầy nhấn mạnh. Thầy cũng khuyên học sinh không nên học thuộc lòng, chỉ cần đọc sách, hiểu bài, biết suy luận, việc vượt qua môn Sử là điều không khó.
Hướng nghiệp chưa tốt, học sinh lúng túng chọn nghề
Nhiều học sinh lớp 12 thời điểm này vẫn không biết mình thích nhất ngành nghề gì. Có tình trạng này là do nhà trường ... |
PGS Văn Như Cương bật khóc trên giường bệnh khi nghe 3000 học sinh hát
Vừa qua, sau khi nhận được tin thầy Văn Như Cương – Chủ tịch HĐQT trường THPT Lương Thế Vinh- đang ốm nặng phải nằm ... |