'Ông chủ' trạm BOT Cai Lậy là một doanh nhân 9X

Với tỷ lệ góp vốn 65%, Bắc Ái được coi là "ông chủ" của trạm BOT Cai Lậy. Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty này là một doanh nhân 9X.
ong chu tram bot cai lay la mot doanh nhan 9x
Trạm BOT Cai Lậy bị phản ứng gay gắt

Dư luận thời gian qua xôn xao trước thông tin hàng trăm tài xế dùng tiền lẻ bỏ trong chai nhựa để thanh toán phí khi đi qua trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), nhằm phản đối vị trí đặt trạm BOT này cũng như mức phí quá cao.

Trạm BOT Cai Lậy là một phần trong "Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT".

Dự án nhóm B này được khởi công ngày 20/2/2014, do Liên danh CTCP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) và CTCP Đầu tư Thương mại và xây dựng giao thông 1 (Trico) làm chủ đầu tư.

Dự kiến hoàn thành vào quý IV/2015, với tổng mức đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư, kinh doanh và chuyển giao) là 1.398 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư sẽ được lập trạm thu phí tại Km1999+900 để thu phí trong vòng 7 năm 5 tháng, dự kiến bắt đầu từ tháng 1/2016.

ong chu tram bot cai lay la mot doanh nhan 9x
Công ty Bắc Ái chiếm tới 65% vốn trong liên doanh thực hiện BOT Cai Lậy. Nguồn: Bộ GTVT

Tuy nhiên hiện nay tra cứu trên cổng thông tin Ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư thuộc Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư đã được xác định lại là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái và CTCP Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (Trico).

Tổng mức đầu tư của dự án vẫn được giữ nguyên là 1.398 tỷ đồng, trong đó 15% là vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư (210 tỷ đồng).

Công ty Bắc Ái góp 65%, tương đương 136,5 tỷ đồng và Trico góp 35% (73,5 tỷ đồng). Phần còn lại là vốn huy động từ các tổ chức tín dụng.

Đáng chú ý, thời gian khai thác được giảm xuống còn 6 năm 4 tháng 29 ngày, ít hơn một năm so với công bố trước đó. Thời gian vận hành ngắn có thể là một nguyên nhân giải thích tại sao phí BOT Cai Lậy lại cao hơn nhiều trạm BOT khác.

Theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch đầu tư, CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái được thành lập từ năm 2004, có trụ sở đăng ký tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Ngày 10/7 vừa qua, Bắc Ái đã hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.

Cổ đông của Bắc Ái đều là các cá nhân gồm: ông Lê Văn Duẩn (5% vốn), ông Lê Thanh Bình (10% vốn); ông Nguyễn Phú Hiệp (góp 3%).

Ông Nguyễn Phú Hiệp cũng là giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang – doanh nghiệp dự án triển khai và vận hành trạm BOT Cai Lậy.

Cổ đông lớn nhất góp tới 82% vốn tại Bắc Ái là ông Lê Tiến Thắng. Ông Thắng có hộ khẩu thường trú tại cùng địa chỉ đặt trụ sở của doanh nghiệp này.

Tuy vậy, "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của doanh nghiệp có vốn gần nghìn tỷ đồng này hiện nay lại được giao cho một doanh nhân 9X là ông Nguyễn Tiến An (sinh năm 1992, hộ khẩu tại Vân Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

Kể từ đầu năm 2015 đến nay, Bắc Ái đã nhiều lần thay đổi các chức danh lãnh đạo. Ông Lê Tiến Thắng từng là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ trước khi để ông Nguyễn Tiến An thay thế vào tháng 3/2017.

Bắc Ái từng có một giám đốc là ông Tạ Xuân Liêm - em trai bà Tạ Thu Thủy, Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Bia Hà Nội – Hải Phòng (thành viên của Tổng CTCP Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội HABECO.

ong chu tram bot cai lay la mot doanh nhan 9x Xe qua trạm BOT Cai Lậy có thể được giảm phí xuống còn 25.000 đồng/lượt

Xe qua trạm thu phí Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có thể sẽ được giảm giá vé so với trước đây sau những phản ứng ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.