Ông Đinh La Thăng: 'Hãy đối xử với bị cáo như chính thân phận của các vị'

Ngay sau phần đối đáp của VKS, ông Đinh La Thăng đã có phần tự bào chữa bổ sung, theo đó, ông Thăng khẳng định không cố ý làm trái, không ai biết là làm trái mà cố ý làm, vì đó là cả cuộc đời phấn đấu.

Sáng nay (24/3), phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát đã đối đáp lại lời tự bào chữa của các bị cáo và các vị luật sư.

Khi đối đáp với luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho ông Đinh La Thăng), luật sư cho rằng các thành viên HĐQT đã thống nhất với nội dung thỏa thuận góp vốn trong đó có sự bàn bạc với ông Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Ngọc Sự (Phó Tổng giám đốc PVN lúc đó).

Đại diện VKS khẳng định, khi đó ông Nguyễn Xuân Sơn chỉ là trưởng ban trù bị của ngân hàng Hồng Việt và ông Nguyễn Ngọc Sự chỉ là Phó tổng giám đốc, họ không phải là thành viên HĐQT nên việc luật sư bào chữa khẳng định đã bàn bạc với các thành viên HĐQT là không chính xác.

VKS cho rằng theo quy chế làm việc của HĐQT và vấn đề này phải thông qua HĐQT để lấy ý kiến tập thể, do đó ý kiến của luật sư cho rằng đã thống nhất là không chính xác. Bản thân bị cáo Đinh La Thăng nhận được đây là thiếu sót của mình nên đã yêu cầu các ông bà thuộc HĐQT làm giấy xác nhận. Đây là nội dung chính Đăng La Thăng cũng thừa nhận khi làm việc với cơ quan điều tra.

Về ý kiến đã loại bỏ việc ông Thăng nhờ xác nhận việc ông Thăng nhờ người làm thỏa thuận khống do mấy người cả nể. Điều này cũng đã được thể hiện trong cáo trạng của VKS truy tố ông Thăng.

ong dinh la thang hay doi xu voi bi cao nhu chinh than phan cua cac vi
Đại diện VKS tại tòa.

Thứ 2, bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo khác cho rằng văn bản của Bộ Tài chính chỉ là khuyến cáo: Vì nội dung của công văn nêu rõ, yêu cầu PVN báo cáo rõ và phải chịu trách nhiệm về việc này là hoàn toàn phù hợp với văn bản sau đó trả lời Thủ tướng Chính phủ, là đồng ý về mặt chủ trương, và chủ trương này không trái với quy phạm pháp luật. Nội dung thứ 2 là giao cho các bộ ngành liên quan tạo điều kiện cho PVN và OceanBank sớm hoàn tất thủ tục. Như vậy, Chính phủ, Bộ tài chính đồng ý về mặt chủ trương thì về thủ tục cần phải thông qua các bộ ngành, như vậy PVN phải thực hiện chứ không phải là khuyến cáo.

Thứ 3, các bị cáo cho rằng lần góp vốn thứ 3, dù không phù hợp với luật các tổ chức tín dụng lần thứ 3 không vi phạm, VKS cho rằng luật đã có hiệu lực trước đó 5 tháng nhưng sau đó các bị cáo vẫn tiếp tục góp vốn lần thứ 3 thì như vậy là sai.

Bị cáo Thăng cho rằng quy kết cho bị cáo vẫn ký quyết định cử bà Hương đại diện phần vốn 20% là phi lý, vì tài sản của nhà nước phải quản lý, VKS cho rằng đây là tư duy không phù hợp, bởi cần phải quản lý 15 % và xử lý 5% vốn còn lại. Đáng lẽ thời điểm này cần phải thoái vốn 5%. Việc không thoái vốn là tạo điều kiện cho các bị cáo khác.

Luật sư và các bị cáo khẳng định việc mất vốn do rủi ro và không được thoái vốn, đại diện VKS rất chia sẻ với bị cáo về khó khăn trong kinh doanh, nhưng nếu các bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì hậu quả rủi ro loại trừ. Thực tế các bị cáo đã có hành vi làm trái trước khi thiệt hại xảy ra nên có hậu quả các bị cáo phải chịu trách nhiệm.

Luật sư và các bị cáo khẳng định việc mất vốn do rủi ro và không được thoái vốn, đại diện VKS rất chia sẻ với bị cáo về khó khăn trong kinh doanh, nhưng nếu các bị cáo không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì hậu quả rủi ro loại trừ. Thực tế các bị cáo đã có hành vi làm trái trước khi thiệt hại xảy ra nên có hậu quả các bị cáo phải chịu trách nhiệm.

Trong phần tranh luận, nhiều luật sư, bị cáo đề cập đến tính đúng đắn của quyết định mua Oceanbank với giá 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước. Theo VKSND Hà Nội, quyết định mua bắt buộc Oceanbank với giá 0 đồng đến nay còn nguyên giá trị pháp luật, xuất phát từ thực trạng kinh doanh của Oceanbank trước nhu cầu an ninh tài chính. Với chức năng quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Oceanbank là đòi hỏi ất yếu.

Trước ý kiến cho rằng giá mua 0 đồng là không hợp lệ, VKS cho rằng việc mua đã được định giá khi Oceanbank âm vốn sở hữu 2,5 lần. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cổ đông nộp tiền nhưng họ không có khả năng thực hiện.

“Việc Ngân hành Nhà nước mua lại với giá đồng là lợi cho các cổ đông, nhà nước gánh hậu quả nợ cũng như phát sinh khác”, nữ kiểm sát viên cho biết đến thời điểm này, không có căn cứ bác bỏ việc được việc mua 0 đồng. Vì vậy ý kiến các luật sư và bị cáo đưa ra là không có cơ sở.

VKS cũng dành thời gian đối đáp quan điểm của bị cáo cho rằng đầu tư vào Oceanbank là có hiệu quả thông qua việc chia cổ tức. Số tiền thiệt hại 800 tỷ không quan hệ biện chứng với các bị cáo, chỉ xảy ra khi Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc Oceanbank với giá 0 đồng. Viện kiểm sát chia sẻ, hiểu rõ các khó khăn về kinh doanh về tập đoàn lớn như PVN. Tuy nhiên, hậu quả rủi ro sẽ được loại trừ trách nhiệm khi có hành vi làm trái. Với các bị cáo là lãnh đạo có trách nhiệm bảo toàn phần vốn nhưng có hành vi vi phạm pháp luật từ khi quyết định đầu tư thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

Về quan hệ biện chứng giữa các bị cáo với số tiền thiệt hại, nữ kiểm sát viên cho rằng HĐQT PVN không có cơ chế kiểm tra giám sát riêng người đại diện vốn, chỉ căn cứ báo cáo tài chính hàng năm. Kết luận thanh tra chỉ ra rằng báo cáo tài chính của Oceanbank không phản ánh đúng bản chất kinh doanh của ngân hành này.

Sau Nguyễn Xuân Sơn, PVN cử nhiều cán bộ sang điều hành Oceanbank nhưng vẫn duy trì các vi phạm. “Hành vi đầu tư và hậu quả có nhân quả chặt chẽ”, đại diện VKS nói.

Ngay sau khi VKS kết thúc nội dung đối đáp, bị cáo Đinh La Thăng bước lên bục khai báo.

Bị cáo Đinh La Thăng nói sau lưng bị cáo là bản án sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù (vụ án liên quan đến triển khai Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, xử tháng 1/2018, ông Đinh La Thăng có đơn kháng cáo), phía trước là phải đối diện mức án như Viện Kiểm sát đề nghị từ 18 -19 năm tù, đó là hình phạt rất nặng, chạm trần của khung hình phạt (điều luật có mức án cao nhất 20 năm tù).

ong dinh la thang hay doi xu voi bi cao nhu chinh than phan cua cac vi
Ông Đinh La Thăng tự bào chữa.

Ông Thăng khẳng định không cố ý làm trái, không ai biết là làm trái mà cố ý làm, vì đó là cả cuộc đời phấn đấu. Tất cả thành viên HĐQT đều đã từng là lãnh đạo những đơn vị lớn, không ai cố tình làm một việc mà biết nó sai.

Ông Thăng cũng nói rằng việc góp vốn vào OceanBank vốn là để giải quyết tình thế về nhân sự, về cơ sở vật chất khi có chủ trương ngừng thành lập ngân hàng Hồng Việt dẫn đến phải xử lý hậu quả và phải góp vốn vào một ngân hàng nào đó.

Sau khi bị cáo ký thỏa thuận đúng với thẩm quyền của mình thì Chủ tịch HĐTV ký với tư cách HĐTV và chị Phan Thị Hòa cũng xác nhận không nhất thiết toàn bộ HĐTV phải biết, phải ký thỏa thuận này mà trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như quy chế hoạt động không có quy định nào là phải có sự đồng ý của HĐQT.

Bị cáo đã báo cáo rồi, trong phiên họp ngày 30/9 bị cáo đã báo cáo HĐQT là đã ký thỏa thuận, nếu HĐQT thông qua thì có hiệu lực còn nếu không thông qua thì không có giá trị.

Sự thật thỏa thuận là như vậy, bị cáo không quanh co chối tội. Bị cáo đưa ra căn cứ thực tế chứ không phải chối tội. Đề nghị HĐXX công bằng và khách quan, hãy đối xử với bị cáo như chính thân phận của các vị

Trước đó, trong phần tự bào chữa bị cáo Đinh La Thăng nói, việc PVN muốn thoái vốn khỏi OceanBank phải được phép của Thủ tướng Chính phủ và phải làm có lộ trình. Tháng 3/2011, bị cáo đã chỉ đạo và có Nghị quyết của Hội đồng thành viên PVN.

“Bị cáo đã nộp lại tài liệu này cho đại diện Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra, nhưng Cơ quan điều tra và đại diện Viện Kiểm sát chỉ lấy những cái không có lợi cho bị cáo để đưa vào cáo trạng. Còn tài liệu liệu này chứng minh cho bị cáo lại không thấy nói gì cả. Như thế khác gì chỉ chọn những cái gì có hại cho bị cáo, còn cái có lợi cho bị cáo và là thực tế khách quan thể hiện bị cáo chỉ đạo việc thoái vốn lại không thấy đề cập, đó là sự bất công cho bị cáo. Bị cáo xin phép để nói ra điều này”, bị cáo Thăng tỏ ra gay gắt nhưng sau đó ông cũng nói lời xin lỗi đại diện Viện Kiểm sát.

Lý giải về việc bị quy là cố ý làm trái, bị cáo Đinh La Thăng cũng cho rằng, không ai biết sai mà đi làm, nhất là những người từng là cán bộ như bị cáo và cả những bị cáo đang hầu tòa. “Cả quá trình phấn đấu mới được Đảng và Nhà nước cho giữ những cương vị công tác quan trọng của PVN”, bị cáo Thăng nói.

Bị cáo Thăng nói thêm, đại diện Viện Kiểm sát nêu lại lời khai của ông tại tòa về việc Hội đồng quản trị ký Nghị quyết, nếu mọi người không đồng ý thì dừng lại. “Việc đó, đại diện Viện Kiểm sát lại nói bị cáo là độc đoán, chuyên quyền, việc làm như thế là dân chủ, chỉ cần 2/3 thông qua đã là đúng rồi, nhưng đây được tất cả đều đồng ý, đó là sự dân chủ chứ sao cho là độc đoán, chuyên quyền. Đây cũng là cách làm của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của PVN. Quá trình bị cáo làm việc tại PVN và các cơ quan đơn vị khác chưa có ai nói bị cáo là độc đoán, chuyên quyền”, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định.

ong dinh la thang hay doi xu voi bi cao nhu chinh than phan cua cac vi Xét xử ông Đinh La Thăng: Tại sao cấp trên phải 'chăm sóc' cấp dưới?

Sáng 23/3, phiên tòa xét xử vụ án Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) ...

ong dinh la thang hay doi xu voi bi cao nhu chinh than phan cua cac vi Xét xử ông Đinh La Thăng: Những tình tiết chưa từng công bố

Cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm từng nhiều lần khẳng định có hai đối tác từng ngỏ ý muốn mua lại 20% cổ phần ...

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.