Gần 10h ngày 20/1, BOT Sóc Trăng xả trạm lần đầu tiên trong buổi sáng cuối tuần khi có nhiều tài xế sử dụng tiền mệnh giá thấp hoặc không chịu mua vé qua trạm thu phí. Đến 16h cùng ngày, trạm này xả thêm 3 lần nữa với những lý do tương tự buổi sáng vì quốc lộ 1 ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) bị ùn tắc.
Theo lãnh đạo BOT Sóc Trăng, từ 9h50 đến 13h11, camera tại trạm thu phí ghi nhận 6 xe biển số TP.HCM và Sóc Trăng liên tục quay đầu để qua lại trạm nhiều lần để tài xế tìm cách gây kẹt xe. Trong đó ít nhất là xe 51B-244... (4 lần), nhiều là xe 83C-040... (17 lần).
BOT Sóc Trăng trong một lần kẹt xe. Ảnh: Việt Tường. |
Trao đổi với Zing.vn, đại tá Thái Văn Đợi, Phó giám đốc Công an Sóc Trăng cho biết những xe quay đầu qua lại trạm BOT nhiều lần trong ngày là của một nhà xe ở Sóc Trăng. Vài ngày trước, ông đã mời chủ xe này 2 lần để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và lý do gì mà tài xế không mua vé qua trạm thu phí.
"Chúng tôi đang họp bàn phương án xử lý nhưng chưa chốt phương án. Có thể kết hợp với Sở GTVT Sóc Trăng để mời chủ xe lên vận động, nếu không được thì mới tính đến hướng giải quyết theo quy định pháp luật", lãnh đạo Công an Sóc Trăng chia sẻ với Zing.vn.
Để đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký công điện gửi Bộ GTVT, Bộ Công an và các địa phương. Công điện nêu rõ, việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hợp đồng BOT, giúp hệ thống hạ tầng giao thông có nhiều thay đổi tích cực.
Các dự án góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, được nhân dân ủng hộ. Việc thu hút đầu tư theo hình thức BOT là chủ trương nhất quán cần tiếp tục triển khai.
Tuy nhiên, một số dự án BOT giao thông còn tồn tại, bất cập cần tập trung khắc phục. Các bất cập này đang bị kẻ xấu lợi dụng kích động, chống phá... làm mất an ninh trật tự và an toàn giao thông, gây ảnh hưởng xấu đến việc thu hút xã hội hóa đầu tư.
Đặc biệt, sự việc xảy ra tại trạm thu giá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, và một số trạm thu giá BOT đang có diễn biến hết sức phức tạp. Một số địa phương chưa thấy tính nghiêm trọng của vấn đề kẻ xấu lợi dụng việc này và chỉ coi là nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải.
Cảnh mất trật tự tại BOT Sóc Trăng trong ngày 7/1. Ảnh: Việt Tường. |
Để sớm lập lại an ninh, trật tự tại các trạm thu giá BOT trên toàn quốc, Thủ tướng yêu cầu Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo giải quyết triệt để tình hình mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Lãnh đạo các tỉnh phải có các biện pháp xử lý nghiêm đối với những kẻ có hành vi kích động, gây rối, cố tình phá hoại, gây mất trật tự xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an và UBND các địa phương tổ chức giao thông khoa học hơn, cắm biển phân luồng, phân làn hợp lý tại các khu vực trạm thu giá.
Bộ GTVT cung cấp ngay cho Bộ Công an các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến đối tượng kích động, chống phá, quấy rối tại các trạm thu giá để xử lý nghiêm.
Từ 7/1, các tài xế phản đối trạm BOT Sóc Trăng. Họ cho rằng đã đóng phí bảo trì đường bộ nên không phải trả phí khi đi trên quốc lộ 1 nữa.
Đến khuya 9/1, nhiều thanh niên lạ mặt đã tụ tập tại trạm. Những người này liên tục dọa tài xế, không cho lái xe mua vé khiến BOT Sóc Trăng phải xả trạm liên tục trong đêm. Sáng 10/1, chỉ trong một giờ, trạm thu phí này phải xả 5 lần và tài xế sau đó cúng heo quay, rước lân múa biểu diễn gần trạm.
Chủ đầu tư BOT Sóc Trăng soạn sẵn văn bản gửi tài xế có thắc mắc về việc thu phí
Sau nhiều ngày bị phản đối dữ dội, chủ đầu tư trạm BOT Sóc Trăng đã soạn sẵn văn bản nhằm để giải thích cho ... |