PGS TS Trần Đức Hạ: Hồ Tây cần qui định riêng như hồ Gươm để giải quyết vấn đề ô nhiễm

Về giải pháp xử lí ô nhiễm hồ Tây, PGS TS Trần Đức Hạ cho rằng cần cơ chế, qui định riêng như hồ Gươm.

File0233

Hồ Tây có diện tích khoảng 500ha và đang ô nhiễm. (Ảnh: Di Linh).

Hồ Tây ô nhiễm khiến cá chết thường xuyên?

Như tin đã đưa, thời gian gần đây, hồ Tây - "lá phổi xanh" của Thủ đô Hà Nội đang ô nhiễm nghiêm trọng. Vài tháng qua, hồ Tây vẫn xuất hiện tình trạng cá chết liên tục dạt vào bờ, bốc mùi tanh thối.

Trước đó, năm 2015, GS TSKH NGND Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam từng cảnh báo về tình trạng ô nhiễm hồ Tây.

Cụ thể, ông cho rằng, môi trường nước hồ Tây trong nửa thế kỉ qua bị ô nhiễm nặng.

GS Phạm Ngọc Đăng cũng dẫn số liệu cho thấy vào năm 60 của thế kỉ trước, chất lượng nước hồ Tây rất tốt, người dân còn dùng nước hồ để ăn uống. Tuy nhiên, hiện nước hồ đã ô nhiễm nặng.

Ông Đăng cũng cảnh báo nếu Hà Nội không áp dụng triệt để các giải pháp xử lí ô nhiễm hồ Tây thì nguy cơ biến nơi này thành ao tù là có thể.

Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, kết quả phân tích chất lượng nước hồ Tây qua quá trình lấy mẫu nước tại khu vực phố Nhật Chiêu trong các tháng 10, 11, 12/2018 cho thấy có vấn đề.

Cụ thể, về cảm quan nước hồ có màu xanh đen, khu vực ven bờ màu xanh đục, thẫm, mùi tanh, thối. Ngoài ra, nước hồ Tây cũng đang trong tình trạng ô nhiễm hữu cơ với các chỉ số COD, BOD5 đều vượt qui chuẩn môi trường Việt Nam.

File0248

Cá vẫn chết lác đác ở hồ Tây. (Ảnh: Di Linh).

Về hồ Tây hiện tại, trao đổi với chúng tôi, Công ty JVE, đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm hồ Tây đã cung cấp một số kết quả quan trắc chất lượng nước hồ Tây vào ngày 16/9 vừa qua.

Cụ thể, đơn vị này dẫn số liệu quan trắc cho thấy hàm lượng DO (oxy hòa tan) vào 20h tối ngày 16/9/2019 bên ngoài khu vực thí điểm xử lí chỉ đạt 0.59 mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan như trên không đủ cho cá, thủy sinh sống và dễ gây ra hiện tượng cá chết tại hồ Tây vào ban đêm như thời gian qua.

DSC09056

Hồ Tây cần được "giải cứu". (Ảnh: Di Linh).

Cách nào "giải cứu" hồ Tây?

Nhằm làm rõ hơn về vấn đề ô nhiễm hồ tây, chúng tôi cũng có trao đổi với PGS TS Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường.

PGS TS Trần Đức Hạ cho biết có 3 nguyên nhân chính khiến hồ Tây ô nhiễm. Thứ nhất là nước thải.

Mặc dù có dự án hạ tầng xung quanh hồ Tây để thu gom nước thải nhưng chưa hoàn thiện. Dự án này có từ lâu nhằm thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lí nước thải hồ Tây (công suất 15.000m3/ngày đêm) nhưng hiện chỉ thu gom tối đa được khoảng 10.000m3/ngày đêm.

"Điều này có nghĩa là ít nhất có khoảng 5.000m3 nước thải chưa thu gom được vẫn thải vào hồ Tây", PGS TS Trần Đức Hạ nói.

Cũng theo ông Hạ, về vấn đề nước thải, còn một nguyên nhân khác là hiện nay việc thi công cống hóa mương Thụy Khuê chưa hoàn thành.

"Theo nguyên tắc thi công cống hóa là phải có đường thoát nước mưa, nước thải tạm. Tuy nhiên, dọc mương Thụy Khuê không còn diện tích để làm đường thoát tạm và nước thải lại chảy vào hồ Tây", ông Hạ nói.

File0244

Hồ Tây không có nước lưu thông, đặc biệt vào mùa khô. (Ảnh: Di Linh).

Nguyên nhân thứ 2, PGS TS Hạ cho biết là mặc dù hồ Tây lớn (500ha) nhưng vẫn là hồ tù vì không có nước lưu thông, đặc biệt vào mùa khô. "Hồ tù thì khả năng tự làm sạch rất hạn chế", PGS TS Trần Đức Hạ nhấn mạnh.

Về nguyên nhân thứ 3, ông Hạ cho biết hiện đã hạn chế và cấm là việc nuôi cá ở hồ Tây.

Cụ thể, vào năm 2017, Hà Nội đã quyết định dừng nuôi thủy sản ờ hồ Tây vì đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm.

"Hồ Tây là hồ du lịch, cảnh quan, điều tiết nước mưa. Việc nuôi cá chỉ nên dừng ở mức cân bằng hệ sinh thái. Ngoài ra, việc phát triển dân số, nhà ở, nhà hàng quanh hồ Tây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm", ông Hạ nói.

IMG_3399

Hồ Tây cần cơ chế, qui định riêng như hồ Gươm? (Ảnh: Di Linh).

Ông Hạ cũng cho rằng để giải quyết ô nhiễm hồ Tây cần thu gom triệt để nước thải đưa về nhà máy xử lí, nhanh chóng hoàn thiện tuyến cống hóa mương Thụy Khuê.

"Với hồ tù, khả năng tự làm sạch hạn chế thì phải tạo chế độ "động" ví dụ như lắp vòi phun nước. Tuy nhiên, hồ Tây có mặt nước lớn dễ bốc hơi thì cũng có thể bổ cập nước sạch sông Hồng (nước phải xử lí sơ bộ).

Bên cạnh đó, cần giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng cơ chế, qui định riêng để bảo vệ hồ Tây như hồ Gươm", ông Hạ cho biết thêm.

Về việc giải cứu hồ Tây, Công ty Thoát nước đưa ra 3 phương án gồm lấy nước sông Hồng, lấy nước sông Nhuệ qua cống Liên Mạc dẫn bằng hệ thống mương và lấy nước ngầm thông qua các giếng khoan.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.