![]() |
Nhiệt miệng có thể gây đau nhức và gây đau khi ăn hoặc nói (Ảnh: Wiki) |
Không khó để phát hiện nhiệt miệng vì bệnh gần như biểu hiện ra bên ngoài bằng cảm giác đau một vùng niêm mạc miệng như lợi, lưỡi…quan sát tại vùng bị đau thấy có đốm trắng to khoảng 1-2 mm. Đốm trắng sẽ to dần và nếu như vệ sinh răng miệng không đúng cách thì vết lở loét càng lớn hơn. Vết loét gây đau rát, khó chịu khi ăn uống, đặc biệt những đồ ăn cay, nóng hoặc mặn. Tình trạng này nếu như không điều trị sớm thường kéo dài 10-15 ngày và có thể tái diễn tiếp tục nếu như không tìm ra nguyên nhân gây lở miệng.
- Tổn thương niêm mạc miệng
- Tổn thương do vệ sinh răng miệng
- Áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết
- Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.
- Ăn những thực phẩm gây tổn thương vùng miệng như đồ chua, cay...
![]() |
Không những gây đau đớn, ăn uống kém mà nhiệt miệng còn gây nên tình trạng hôi miệng, gây cản trở giao tiếp. Thường thì khi bị nhiệt miệng người bệnh sẽ ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn bởi khi ít “mở miệng”, lượng vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn, không có sự lưu thông nước bọt gây nên hôi miệng. Một sai lầm thường gặp nữa của những người bị nhiệt miệng đó là không súc miệng bằng nước muối. Khi tiếp xúc với muối sẽ khiến các vết loét bị xót, nhưng nước muối có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi, sẽ giúp hơi thở của bạn thơm tho và các vết loét cũng nhanh lành hơn.
![]() |
(Ảnh: Bệnh nhiệt miệng) |
Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo. Nhưng ngay cả khi chúng nhỏ, thì 7 đến 14 ngày đau nhức khó chịu trong miệng là điều không ai mong muốn.
Để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất, thì việc nên làm trước tiên đó là phải tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu là do các bệnh lý toàn thân hay áp lực tinh thần và rối loạn nội tiết thì bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị. Khi những tình trạng này chấm dứt thì nhiệt miệng cũng sẽ tự khỏi. Còn nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý về răng miệng hoặc do nhiễm trùng từ chấn thương, thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây:
|
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Bạn nên bổ sung vitamin C, B1, B2, A và kẽm để giúp tái tạo niêm mạc nhanh hơn.
- Nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để khử khuẩn trong miệng, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
- Hạn chế uống rượu, chất kích thích như rượu và các loại đồ uống có ga, vì những loại đồ uống này thường gây tổn thương làm vết thương loét rộng hơn.
- Tránh ăn thực phẩm dễ bị kích ứng như hạt tiêu, ớt, gừng….
Ngoài những biện pháp trên, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa nhiệt miệng như: uống bột sắn, bôi mật ong, cây cỏ mực hay nhai lá húng chó.
![]() |
![]() |
Để phòng tránh chứng nhiệt miệng, bạn nên đảm bảo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng,các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị bệnh nhiệt miệng. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị nguyên nhân từ các bệnh khác như lupus - ban đỏ hệ thống.
Xem thêm: Nhiệt miệng nên uống gì để nhanh khỏi?