Viêm loét miệng, khi nào cần đi khám?

Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi.

Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt… Thống kê cũng cho thấy khoảng 30% bệnh nhân thường bị viêm loét miệng tái diễn nhiều lần và có tính chất gia đình.

Nguyên nhân do đâu?

Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguyên nhân gây viêm loét miệng. Nhiều ý kiến cho rằng có một số yếu tố có thể là nguyên nhân khởi phát của bệnh như các tổn thương nhỏ ở khoang miệng do bàn chải răng quá to, quá cứng, do vô tình cắn phải niêm mạc miệng, lưỡi…; Viêm loét miệng cũng có thể do gia vị hoặc thức ăn có tính acide, do nhạy cảm với một số loại thức ăn như chocolate, cà phê, dâu, trứng, pho mát, dứa…; một chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate, sắt thường hay gây tổn thương da và niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng. Các nguyên nhân viêm loét miệng do dị ứng với vi khuẩn cư trú trong khoang miệng, viêm loét miệng do vi khuẩn helicobacter pylori, loét miệng do thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt và viêm loét miệng do căng thẳng về mặt tâm lý (stress).

Một số bệnh cũng có thể gây viêm loét miệng trong đó hay gặp các bệnh như: viêm loét của ruột non, bệnh viêm loét đại - trực tràng như bệnh Crohn; bệnh viêm toàn thân (bệnh Behcet); bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)…

viem loet mieng khi nao can di kham
Viêm loét miệng có dấu hiệu bất thường và không lành sau 2 tuần cần đi khám tại cơ sở y tế.

Khi nào cần khám?

Nhìn chung, các vết loét xuất hiện và tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần mà không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào. Bệnh nhân nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa khám nếu xuất hiện các dấu hiệu: Vết loét không lành sau 2 tuần. Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng. Mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành. Trở ngại chức năng: khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt, nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào cần khám định kỳ vì hút thuốc lá liên quan đến nhiều bệnh ung thư và các bệnh lý răng miệng. Theo các thống kê cho thấy, những người hút thuốc lá trên 25 điếu/ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần những người không hút; những người uống trên 100ml rượu/ngày, nguy cơ ung thư miệng lưỡi cũng cao hơn 5 lần so với những người không uống. Có lẽ chính bởi lối sống gắn liền với rượu và thuốc lá của giới trẻ mà tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng trẻ hóa và gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Bạn đọc quan tâm: Cách chữa chị viêm loát, nhiệt miệng tại đây

Về điều trị?

Nói chung, viêm loét miệng thường tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại một di chứng nào. Khi mắc bệnh cần giữ vệ sinh răng miệng, chải răng thường xuyên, súc miệng nước muối ấm hàng ngày… giúp cho bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát.

Tùy từng bệnh cảnh mà có điều trị thích hợp trong đó có thể được chỉ định một số biện pháp để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét. Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho bệnh nhân uống thêm giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Uống bổ sung vitamin C, vitamin PP để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bệnh nhân nên ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu… gây đau ổ loét. Trong một số trường hợp, các thuốc làm khô, se ổ loét như nitrate bạc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm đau và mau lành vết loét.

Dự phòng viêm loét miệng

Do cơ chế gây tổn thương chưa rõ nên việc dự phòng viêm loét miệng chủ yếu dựa vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không ăn quá nhiều thức ăn gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, giấm…). Việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin (C, B1, B6, B12, PP…) và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng… cũng rất quan trọng vì đây là các yếu tố không thể thiếu đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương; Cần bỏ hút thuốc lá, nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe của bạn mà còn là tác nhân gây hầu hết các trường hợp ung thư miệng; Hằng ngày, cần chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng: Hãy bảo đảm rằng luôn đánh răng và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dễ bị viêm nhiễm miệng; Cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm. Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại viêm nhiễm và các thể ung thư.

Đọc thêm: Bí kíp 'đánh bay' nhiệt miệng không cần dùng thuốc   

viem loet mieng khi nao can di kham Không nên nhầm lẫn ung thư lưỡi với bệnh nhiệt miệng

Ung thư lưỡi là một bệnh nguy hiểm hơn nhiệt miệng rất rất nhiều. Thế nhưng, biểu hiện của ung thư lưỡi lại rất giống ...

viem loet mieng khi nao can di kham Bí kíp chống viêm, trị nhiệt miệng tại nhà

Những vết loét ở lưỡi, nướu hoặc bên trong môi hoặc má của bạn có nhiều nguyên nhân gây ra như dị ứng, vết thương, ...

viem loet mieng khi nao can di kham Phải làm gì khi nhiệt miệng có thể khiến bạn khổ sở đến... 'méo mặt'?

Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở khoang miệng, đây không phải là một bệnh nặng nhưng nếu không biết cách điều trị, nó ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.