Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, thực tế đây là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhiệt miệng tuy không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng cho người mắc.
(Ảnh: Wikihow) |
Nguyên nhân gây bệnh này là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người. Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ.
Triệu chứng nhiệt miệng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra. Bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt, nổi hạch tại góc hàm, ăn uống rất khó khăn.
Bạn có thể dùng các cách sau đây để chữa khỏi nhiệt miệng:
Dùng mật ong trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
Ngoài ra, bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên tổn thương nhiệt miệng loét miệng và giữ yên vài giờ rồi súc miệng lại.
(Ảnh: bedrelivsstil) |
Đặc tính chống khuẩn và chữa lành vết thương khiến muối biển điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Pha nhúm muối tinh vào cốc nước ấm, ngậm rồi súc miệng trong khoảng một phút. Súc miệng lại bằng nước ấm và lặp lại ít nhất 2 lần/ngày.
(Ảnh: Kan Dental) |
Việc bổ sung vitamin C trong nước cam là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Không những thế, vitamin C còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Uống 2 cốc nước cam mỗi ngày để bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
(Ảnh: VinFruits) |
Lượng axit trong giấm táo có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhiệt miệng. Hòa một thìa giấm táo vào 1/2 cốc nước ấm để súc miệng từ 1-2 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện thường xuyên vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ đến khi tình trạng nhiệt khỏi hẳn.
(Ảnh: Thanh Niên) |
Sữa dừa có công dụng giảm đau nhiệt miệng nhanh chóng giúp bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường. Súc miệng bằng sữa dừa vài phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm. Bạn có thể thực hiện 3-4 lần một ngày.
Dầu dừa được sử dụng để điều trị nhiệt miệng nhờ vào khả năng kháng khuẩn cao có tác dụng giảm sưng, đau do bệnh mang lại. Thoa dầu dừa lên vị trí nhiệt miệng. Lặp lại vài lần trong ngày và đặc biệt vào lúc trước khi đi ngủ.
Dầu đinh hương được xem là một loại thuốc có tác dụng giảm đau tuyệt vời và được nhiều nha sĩ sử dụng để ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng. Đầu tiên súc miệng bằng nước ấm để miệng sạch sẽ. Sau đó, trộn một muỗng cà phê dầu ô liu với 4-5 giọt tinh dầu đinh hương, dùng miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút. Cơn đau sẽ thuyên giảm ngay sau đó.
(Ảnh: Living Flows) |
Baking Soda là một chất kiềm làm trung hòa axit gây kích thích vết loét. Nó cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn để giúp vết loét nhanh chóng lành lại. Bạn có thể súc miệng bằng dung dịch gồm một muỗng cà phê baking soda và 1/2 cốc nước ấm.
(Ảnh: Aesthetic) |
Đặc tính kháng khuẩn cao của phèn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và hệ tiêu hóa. Nghiền phèn thành bột sau đó cho vào nước. Dùng tăm bông thoa đều hỗn hợp lên vết lở và giữ nguyên khoảng vài phút. Súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng.
(Ảnh: caplimpede) |
Một số thành phần trong kem đánh răng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh nhiệt miệng. Cho một ít kem đánh răng trực tiếp lên vết lở. Để khoảng vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn.
(Ảnh: Petrotimes) |
Theo BS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng khoa Răng-Hàm-Mặt, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM: Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày. |
Những cách để phòng tránh nhiệt miệng, loét miệng:
- Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày để cơ thể đủ nước và tươi mát. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất. Không cần phải uống nước mía, nước dừa mà chỉ cần nước lọc là đủ.
- Hạn chế ăn những thực phẩm liên quan đến 3 chữ “khô, chiên, xào” vì nhóm này có tính háo nước. Nghĩa là khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên. Để giải quyết bài toán hám ăn đồ khô, chiên thì bạn cần uống nước khoáng hay nước biển khô để bù nước vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này.
- Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.
Xem thêm: 'Mách bạn' cách chữa nhiệt miệng đơn giản và hiệu quả