Bệnh nhiệt miệng được y học gọi tên bệnh áp-tơ còn dân gian thì hay gọi là loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng, nóng đỏ và đau. Đôi khi lở loét rất khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt hay ăn uống.
(Ảnh: A Crítica News) |
Bệnh có thể gây ra những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc. Nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng. Khi viêm cấp thì thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch ở góc hàm. Các vết loét cấp ở niêm mạc miệng, lưỡi thường tái phát nhiều lần, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, có đến 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân hình thành bệnh thì do khá nhiều yếu tố, như stress, ảnh hưởng nội tiết (hành kinh, có thai, mãn kinh) hay thiếu vitamin C, B6, B12, thiếu sắt… Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng bệnh có yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu cha mẹ bị loét miệng thì trẻ nhỏ và con cái trong nhà có nguy cơ bị rất cao. |
(Ảnh: A Crítica News) |
NHỮNG CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG HIỆU QUẢ
1. Phương pháp súc miệng
Nước muối loãng: Đây là loại dung dịch có tính kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Bạn chỉ cần pha một chút muối với nước ấm và súc miệng vào các buổi sáng, tối là hiện tượng nhiệt miệng sẽ giảm đi nhanh chóng.
(Ảnh: Kiến Thức) |
Nước ép cùi dừa: Bạn hãy lấy phần cùi dừa, sau đó ép lấy nước cốt để súc miệng. Nước cốt dừa có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm sạch khoang miệng rất hiệu quả. Bạn hãy chăm chỉ súc miệng bằng loại nước này ít nhất 3 – 4 lần mỗi ngày, các vết loét sẽ chóng lành.
Nước hạt rau mùi: Hạt rau mùi được biết đến với công dụng là loại bỏ hôi miệng, kháng khuẩn và trị nhiệt miệng rất tốt. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần đun sôi 1 thìa hạt rau mùi rồi sau đó chắt lấy nước và súc miệng từ 2-3 lần mỗi ngày là được.
Ảnh: LÃNG MẠN MIỀN TÂY ) |
2. Ngậm nước ép hoa quả
Nước ép khế chua: Tuy có vẻ hơi khó ngậm, nhưng nước ép khế chua cực kì tốt cho việc loại bỏ nhiệt miệng. Nếu đã từng thử rất nhiều cách mà vẫn không hiệu quả, thì bạn hãy thử nghiền nát một trái khế, sau đó cho bát nước lọc vào và đun sôi. Khi nước nguội, bạn ngậm trong miệng khoảng 2 phút rồi bắt đầu nuốt từ từ. Mỗi ngày bạn thực hiện từ 2 – 3 lần sau các bữa ăn.
(Ảnh: Organic Facts) |
Nước ép cà chua: Nếu vị chua của khế khiến bạn cảm thấy khó chịu, thì bạn nên chuyển sang ngậm nước ép cà chua sống. Hoặc bạn cũng có thể ăn sống cà chua và ngậm lại một lúc ở trong miệng cũng có hiệu quả tương tự.
Nước ép củ cải: Được mệnh danh là nhân sâm trắng, củ cải trắng rất tốt cho sức khỏe và có thể chữa được nhiều bệnh. Loại củ này có nhiều vitamin B, khoáng chất nên có tác dụng trừ sưng viêm, giảm đau hiệu quả. Bệnh nhân nhiệt miệng hãy dùng 300g củ cải sống, ép lấy nước cốt, sau đó cho thêm ít nước lọc rồi súc miệng 2 lần/ngày, vết loét sẽ mau chóng lành lại.
(Ảnh: Tinh Bột Nghệ An Bình) |
3. Dùng thuốc bôi tự nhiên
Mật ong và nghệ: Mật ong có tính kháng khuẩn, còn nghệ kháng viêm hiệu quả. Kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau, bạn sẽ có thể nhanh chóng loại bỏ được các nốt phỏng và nhiệt trong miệng. Để thực hiện, bạn hãy trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết loét từ 2 – 3 lần/ngày.
(Ảnh: Bao phu nu) |
Nước ép rau ngót: Đây cũng là công thức mà bạn có thể áp dụng khi bị nhiệt miệng. Bạn chỉ cần một nắm lá rau ngót, sau đó rửa sạch rồi giã nát lấy nước. Tiếp đến, bạn hoà phần nước vừa thu được với 1 thìa mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt.
Cỏ nhọ nồi: Rửa sạch một nắm lá nhọ nồi, sau đó giã nhuyễn và lọc lấy nước. Hòa tan với một thìa mật ong rồi dùng tăm bông thấm và bôi vào các vết loét trong miệng, má. Chỉ sau 2 – 3 ngày chăm chỉ thực hiện, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
(Ảnh: Organic Facts) |
GIẢM NGUY CƠ NHIỆT MIỆNG BẰNG THÓI QUEN ĂN UỐNG
Trước hết, để giảm nguy bị nhiệt miệng, mọi người cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng trong khi đánh răng cũng như ăn uống. Cần làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng cần đảm bảo và thực hiện mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
(Ảnh: Awakening Times) |
Trong những ngày thời tiết nắng nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng thì bạn cũng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, hấp, tăng cường nhiều rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ. Việc uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi cũng rất quan trọng.
Với những người bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần thì tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm.
(Ảnh: Hello Bacsi) |
Để giảm đau nhiệt miệng, mọi người có thể dùng bài thuốc: đinh hương 10g, cam thảo 6g rồi sau đó cho vào ấm và hãm như trà. Sau 30 phút, lấy nước ấm ngậm từng ngụm một để trong miệng chừng từ 2 – 4 phút rồi nhổ ra để làm dịu đau nơi vết loét trong miệng, lưỡi.