Phận người nghèo nhất Hong Kong: Nỗi đau từ giấc mộng đổi đời

Trên các nẻo đường Hong Kong lúc đêm khuya hay rạng sáng, những người lao động già nua vẫn còng lưng nhặt nhạnh từng tấm bìa carton từ thùng rác. Công việc vất vả nhưng  là nghề duy nhất họ có thể làm để trang trải cho cuộc sống đắt đỏ nơi đây.
phan nguoi ngheo nhat hong kong noi dau tu giac mong doi doi Giữa một Hong Kong hoa lệ, vẫn có những người dân nghèo sống trong 'lò thiêu'
phan nguoi ngheo nhat hong kong noi dau tu giac mong doi doi Bí mật của những cô gái, chàng trai làm nghề người yêu hờ ở Hong Kong
phan nguoi ngheo nhat hong kong noi dau tu giac mong doi doi
Dù đã 67 tuổi, cụ Fok Mei-sung vẫn phải vất vả dậy từ 4h sáng để đi nhặt bìa carton kiếm sống. Ảnh: Billy H.C. Kwok/Bloomberg

Cụ bà Fok Mei-sung năm nay 67 tuổi. Cách đây 20 năm khi hàng nghìn hecta đất nông nghiệp ở tại đại lục bị thu hồi để xây chung cư phục vụ tầng lớp trung lưu, nhiều nông dân như cụ Fok quyết định đến Hong Kong với giấc mơ đổi đời.

Những cuộc sống tại miền đất hứa khác hẳn với kì vọng.

Sau 14 năm làm lao công tại một cơ quan công quyền, cụ Fok giờ đây đi nhặt bìa carton kiếm sống. Một ngày làm việc của cụ bắt đầu vào lúc 4h sáng và ngày nào cũng phải ganh đua quyết liệt với những lao động lớn tuổi khác.

“Tôi phải đi nhặt thùng giấy để kiếm tiền ăn”, cụ Fok Mei-sung chia sẻ.

Theo Bloomberg, người bản địa gọi những lao động như cụ Fok Mei-sung là “cụ già carton”. Hiện có khoảng 5.000 người gốc Trung Quốc lớn tuổi àm công việc chân tay nặng nhọc trên các con phố ở Hong Kong. Con số này cao hơn 40% so với số các siêu xe như Ferraris, Lamborghinis hay Rolls Royces được đăng ký mới tại đây.

Trước đây khi còn đi làm, cụ Fok dành đến 2/3 số tiền lương hàng tháng vào khoảng 384 USD để trả tiền thu nơi ở chật chội, được chia nhỏ bằng ván gỗ. Ngay cả khi thu nhập tăng gấp đôi, vào khoảng 769USD, giá nhà cũng kịp độn giá tới 513USD/tháng.

Tất nhiên, tiền lương không đủ để mua nổi một căn nhà, nhất là vào thời điểm giá bất động sản tại Hong Kong bắt đầu bùng nổ, tăng đến 400% so với đợt sụt giảm năm 2003. Cụ Fok cũng cảm thấy ganh tị với những người hàng xóm ở đại lục của mình trước kia. Nếu lúc ấy không đến Hong Kong và bỏ đi quyền sở hữu nhà ở Trung Quốc, cụ cũng đã có thể nhận tiền bồi thường.

“Hàng xóm của tôi giờ giàu lắm rồi. Tiền tiêu không hết!”, cụ Fok bồi hồi. “Ăn uống no say thì họ lấy tiền đi du lịch. Nghĩ mà xem, họ bằng tuổi tôi, nhưng giờ lại đang tận hưởng cuộc sống, thư thả uống trà và chơi mạt chược".

phan nguoi ngheo nhat hong kong noi dau tu giac mong doi doi
Những “cụ già carton” gốc Trung Quốc và ít học như cụ bà Fok Mei-sung được coi là điển hình cho sự chia sẽ cơ hội nghề nghiệp đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Hong Kong. Ảnh: Billy H.C. Kwok/Bloomberg

14 năm làm lao công khiến cụ Fok bị đau lưng và không thể tiếp tục công việc. Cụ đã li dị chồng từ lâu. Trong khi đó, hai người con trai không đủ khả năng nuôi mẹ vì cũng chỉ làm lao động tay chân tay ở ông trường. Khoản tiền tiết kiệm hơn 6.000USD cũng hết sạch chỉ sau chưa đầy 2 năm.

Cụ Fok buồn rầu chia sẻ: “Gần đây lưng tôi đau đến độ phải bám vào tay vịn để đi. Tôi chẳng biết đến niềm vui cuộc sống nữa. Tôi chỉ hy vọng quyết định đến Hong Kong của mình sẽ giúp con cháu có được tương lai tốt đẹp hơn.”

Tuy nhiên, may mắn thay, tháng 9 năm ngoái, cụ Fok cũng được nhận nhà trợ cấp của chính phủ sau 5 năm đằng đẵng chờ đợi.

“Tôi hạnh phúc và không còn cảm thấy cuộc sống quá áp lực. Nhưng tôi biết vẫn còn những người già khác không được may mắn như mình”, cụ Fok chia sẻ. “Chúng tôi được trợ cấp tiền sinh hoạt hàng tháng gần 320USD nhưng số tiền đó không đủ, kể cả khi chúng tôi chỉ dám mua rau quá hạn sử dụng. Người già như chúng tôi vẫn đang vất vả kiếm sống.”

Những “cụ già carton” gốc Trung Quốc được coi là điển hình cho sự chia sẽ cơ hội nghề nghiệp tại Hong Kong. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Chính sách công của chính quyền Hong Kong, 44% những người di cư từ đại lục đến Hong Kong trong khoảng 1995- 2002 đang làm nghề lao công và 78% trong số này là phụ nữ.

Terry Lum, Giáo sư tại Đại học Hong Kong và Giám đốc Trung tâm Sau Po về người già, cho rằng họ phải làm công việc chân tay với mức lương thấp, không có tiền tiết kiệm, ốm đau và không thể sống nhờ vào con cái. Tuy nhiên, cơ quan phụ trách nhà ở công và trợ cấp sinh hoạt cho người già Hong Kong lại không đủ khả năng chi trả cho nhu cầu của họ.

Hồi tháng 6, biểu tình đã nổ ra khi một cụ già 75 tuổi làm nghề nhặt rác bị bắt khi đang bán một mảnh bìa carton với giá 0.13USD. Theo SCMP, cụ già đáng thương bị khép vào tội bán hàng rong bất hợp pháp và phải chịu phạt 640USD.

phan nguoi ngheo nhat hong kong noi dau tu giac mong doi doi Dân Hong Kong nghiện sex vì ... ứng dụng hẹn hò
phan nguoi ngheo nhat hong kong noi dau tu giac mong doi doi Hội con nhà giàu Hong Kong đua nhau khoe cuộc sống sang chảnh
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.