Pháp lo mất hình ảnh vì đình công

Cuối tuần qua, trong đợt đình công thứ 3 của công nhân Tập đoàn Đường sắt Pháp (SNCF), 4 nghiệp đoàn thuộc SNCF vẫn tỏ rõ sự phản ứng, duy trì áp lực lên chính phủ về vấn đề cải tổ ngành đường sắt.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã khẳng định sẽ đi đến cùng cuộc cải cách cần thiết và SNCF phải tổ chức lại. Ông Macron kêu gọi các nghiệp đoàn bình tĩnh, đồng thời trấn an SNCF vẫn là tập đoàn có vốn nhà nước 100%. Tuy nhiên, cả 4 nghiệp đoàn ở SNCF từ nhiều tuần qua vẫn đòi thương lượng về kế hoạch cải cách, chỉ trích các phát biểu của Tổng thống Pháp, cho rằng không cụ thể và chưa đầy đủ.

Từ khi lên cầm quyền tháng 5-2017 hình ảnh của nước Pháp đã được cải thiện trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Theo một thăm dò dư luận do Viện Ipsos thực hiện vào tháng 12-2017, có 60% các doanh nhân được hỏi đánh giá Pháp là địa điểm hấp dẫn, chủ yếu nhờ một loạt chương trình cải tổ đã được tiến hành dưới những năm tháng của Tổng thống Francoise Hollande và được người kế nhiệm Macron đẩy mạnh hơn nữa. Gần 95% đánh giá tích cực các dự án cải tổ của Pháp từ luật lao động đến chương trình đào tạo nhân sự hay chính sách đầu tư phát triển công nghệ mũi nhọn…

phap lo mat hinh anh vi dinh cong

Công nhân tập đoàn đường sắt Pháp đình công.

Trong gần 1 năm qua, các dự án cải tổ của chính phủ Pháp tuy có vấp phải một số chống đối, các cuộc biểu tình có xảy ra nhưng cũng thường thưa thớt người tham gia. Tuy nhiên, cuộc biểu dương lực lượng hôm 22-3 vừa qua của giới công nhân viên chức nhà nước, vào giờ chót với sự gia nhập của nhân viên SNCF đã mở màn cho phong trào đình công kéo dài trong 3 tháng, kể từ ngày 3-4 cho tới cuối tháng 6 tới. Các cuộc biểu tình, bãi công tạo ra hình ảnh của một nước Pháp đang phần nào bị tê liệt. Ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng đang lo lắng.

Chủ tịch nghiệp đoàn các công ty lữ hành Jean Pierre Mas lo ngại lượng khách muốn tham quan nước Pháp sẽ sụt giảm mạnh. Hiệp hội các khách sạn dự trù số phòng cho thuê trong tháng 4 giảm 10%, thất thu lên tới 150 triệu EUR. Giám đốc cơ quan tư vấn về du lịch Protourisme Didier Arino còn bi quan hơn khi cho rằng các cuộc đình công liên tiếp kéo dài đến những ngày hè, cao điểm mùa du lịch, sẽ gây thiệt hại ước tính 500 triệu đến 1 tỷ EUR cho tất cả các ngành nghề sống nhờ du khách.

Chuyên gia kinh tế Eric Heyer, Phó Giám đốc Đài quan sát về tình hình kinh tế Pháp, nhận định những thiệt hại nêu trên chỉ là hiệu ứng phụ, các đợt đình công, kéo dài sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng. Thí dụ hồi năm 1995, khi phong trào đình công kéo dài trong 2 tháng liên tiếp (từ tháng 10 đến tháng 12) đã kéo tăng trưởng giảm mạnh trong quý IV năm đó.

Tuy nhiên, không một ai có lợi mỗi khi có xung đột giữa giới chủ và nhân viên, làm tê liệt một phần các hoạt động kinh tế. Từ người phải đi tàu, đi xe cho tới bản thân những người lao động bãi công đều bị thiệt thòi. Nhưng điều quan trọng hơn cả là các cuộc đình công liên tiếp không tốt chút nào cho hình ảnh của nước Pháp, cho sức hấp dẫn của Pháp trong lúc chính phủ đang nỗ lực thuyết phục các nhà đầu tư quốc tế đến Pháp làm ăn.

Vấn đề hiện nay là phải giải quyết để các hoạt động kinh tế không bị xáo trộn quá nhiều. Điều ấy thuộc về trách nhiệm của chủ nhân mỗi tập đoàn, phải dàn xếp với công đoàn, nhân viên để cuộc đọ sức không kéo dài, tránh để ảnh hưởng tới khách hàng của SNCF hay hãng hàng không Air France.

phap lo mat hinh anh vi dinh cong Hàng nghìn công nhân tràn xuống quốc lộ để phản đối công ty áp dụng thang lương mới

Hàng nghìn công nhân của Công ty Pouchen Việt Nam đồng loạt ngừng làm việc, tràn xuống quốc lộ 1K để phản đối việc công ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.