Theo cơ sở dữ liệu của WHO khảo sát trên 4.300 thành phố trên thế giới, các thành phố của Ấn Độ như New Delhi, Varanasi và Patna nằm trong số những nơi ô nhiễm nặng nhất, dựa trên lượng hạt vật chất dưới 2,5 microgam được tìm thấy trong mỗi mét khối không khí. Các thành phố của Trung Quốc như Xingtai, Thạch Gia Trang và khu vực trung tâm lọc dầu Al Jubail ở Ả Rập Saudi cũng bị ô nhiễm nặng.
"Trung Quốc đã có động thái tuyên chiến với ô nhiễm không khí", bà Maria Neira, Cục trưởng Cục Y tế công cộng và Môi trường của WHO chia sẻ, "Chúng tôi sẽ rất hạnh phúc nếu thấy một phong trào tương tự diễn ra ở Ấn Độ."
WHO cho biết 9 trong số 10 người trên hành tinh này hít thở không khí ô nhiễm và chúng có thể cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm. Khoảng một phần tư số ca tử vong do bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi có thể là do ô nhiễm không khí.
Theo cơ sở dữ liệu của WHO khảo sát trên 4.300 thành phố trên thế giới, các thành phố của Ấn Độ như New Delhi, Varanasi và Patna nằm trong số những nơi ô nhiễm nặng nhất. (Ảnh: Reuters/phuonglam) |
Trên toàn cầu, ô nhiễm không khí ngoài trời vẫn ở mức cao và hầu như không thay đổi trong sáu năm qua, trong khi ô nhiễm không khí gia đình trở nên tồi tệ hơn ở nhiều nước nghèo, do người dân các nước này phải sử dụng nhiên liệu rắn hoặc là dầu hỏa trong sinh hoạt, thay vì dùng các nhiên liệu sạch hơn như gas và điện.
"Sự chuyển đổi sang nhiên liệu sạch và công nghệ trong nhà, năng lượng sạch trong nhà, quá chậm. Đã ba thập kỷ và chúng tôi ước tính hiện nay vẫn có khoảng ba tỷ người chủ yếu dựa vào nhiên liệu và công nghệ gây ô nhiễm", nhân viên kỹ thuật Heather Adair-Rohani chia sẻ với Reuters.
Thành phố New Delhi chìm trong khói bụi. Tháng 11/2017, chính phủ Ấn Độ thậm chí đã phải ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi mức độ ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng kéo dài. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân mà còn khiến khách du lịch quốc tế ngại đến thăm thành phố này. (Ảnh: New Delhi) |
Tình trạng ô nhiễm nặng ở Raipur. (Ảnh: CNN) |
Ô nhiễm ở thành phố Thạch Gia Trang, Trung Quốc. (Ảnh: CNN) |
Đánh giá toàn cầu của WHO dựa trên dữ liệu vệ tinh và mô hình được phủ trên cơ sở dữ liệu của các thành phố. Thành phố bị ô nhiễm nhất trong báo cáo năm 2016, Zabol ở Iran, đã giảm mức độ ô nhiễm và bây giờ có vẻ sạch hơn cả thành phố Canberra của Úc.
WHO là Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc, đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế. WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO cũng đứng ra giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người |
--
8 điểm du lịch mạo hiểm nhất thế giới
Hãy thử điểm qua một số địa điểm du lịch mạo hiểm trên thế giới giúp bạn trải nghiệm các cung bậc cảm xúc. |
Muôn kiểu 'tự sướng' nguy hiểm của phượt thủ ở Việt Nam
Leo lên mỏm đá chênh vênh ở núi Đá Chồng, "xé rào" lưới thép ở cung đường đèo Mã Pì Lèng, hay đi xe máy ... |
Du khách 'giỡn với thần chết' để 'check in' Hang Rái
Trong 2 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, lượng khách du lịch đổ về Hang Rái (Ninh Thuận) được nhiều người ghé thăm. Tuy nhiên, ... |