Phi công đã xử lý hạ cánh máy bay quân sự nhưng không thành công

Lãnh đạo Trường sĩ quan Không quân cho biết như vậy về vụ máy bay quân sự rơi ở Khánh Hòa ngày 14/6.
 - Ảnh 1.

Hiện trường vụ máy bay huấn luyện IAK 52 rơi ở Khánh Hòa ngày 14/6 - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Ngày 16/6,  tại lễ viếng và truy điệu thiếu tá Lê Xuân Trường và thiếu úy Đào Văn Long, đại tá Vũ Hồng Trung, phó chính ủy Trường sĩ quan Không quân, cho biết đã xác định nguyên nhân vụ rơi máy bay quân sự ở Khánh Hòa ngày 14/6.

"Theo kết luận của hội đồng điều tra tai nạn, do sự cố bất ngờ, phi công cố gắng xử lý khắc phục hỏng hóc. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, phi công đã xử lý hạ cánh bắt buộc nhưng không thành công, dẫn đến tai nạn"- đại tá Trung nói.

Trước đó, khoảng 9h35 ngày 14/6, trong khi huấn luyện bay, máy bay IAK- 52 gặp sự cố và rơi tại địa bàn thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Hai phi công hi sinh là đại úy Lê Xuân Trường (Biên đội trưởng, giáo viên bay) và trung sĩ Đào Văn Long (học viên bay) thuộc Trung đoàn 920, Trường Sĩ quan Không quân.

Bộ Quốc phòng đã quyết định truy thăng quân hàm từ đại úy lên thiếu tá cho phi công Lê Xuân Trường; truy phong quân hàm thiếu úy cho phi công Đào Văn Long.

Thiếu tá Lê Xuân Trường quê ở Gia Lâm (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan lái máy bay tại Trường sĩ quan Không quân, anh đã được giữ lại trường để làm giảng viên.

Thiếu tá Trường đã bay trên các loại máy bay IAK-52 và máy bay L-39; giờ bay tích lũy trong quá trình công tác là 1.132h55’, là phi công quân sự cấp 3.

Thiếu úy Đào Văn Long quê ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cũng đã bay trên máy bay IAK-52, tổng số 46 chuyến, tổng cộng giờ bay trong quá trình học tập là 14h57’.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.