Ngoài tận hưởng một không gian văn hóa đầy sắc màu, người dân Thủ đô còn có dịp trở về với tuổi thơ bằng những trò chơi dân gian tưởng như đã đi vào dĩ vãng.
Trong không gian rực rỡ ánh đèn của buổi đầu tiên triển khai tuyến phố đi bộ mới, ngoài những hoạt động văn hóa như biểu diễn nghệ thuật hát múa dân gian, triển lãm ảnh… du khách đi đến đây còn được tham gia những hoạt động dân gian mà giới trẻ hiện đại ít khi được trải nghiệm.
|
Trò chơi bịt mắt bắt dê với cách chơi vô cùng đơn giản, sẽ có một người bị bịt mắt bằng 1 chiếc khăn đóng vai là dê bị bịt mắt, những người còn lại sẽ đứng thành vòng tròn quanh người đó. Sau khi khẩu hiệu "bắt đầu" được hô vang, mọi người sẽ chạy vòng xung quanh người làm dê cho đến khi có khẩu hiệu "dừng lại". Khi ấy người bị bịt mắt sẽ đi xung quanh để bắt 1 ai đó. Ai bị bắt sẽ phải đổi làm dê cho người trước đó.
|
|
So với những năm cuối thập niên 90, trong trò chơi bịt mắt bắt dê có thêm những sự thay đổi nhỏ, khi mọi người chạy vòng quanh người làm dê sẽ đồng thanh đọc to, "Vòng quanh Socola bánh đa sữa đậu nành Pepsi sống hay chết trả lời mau..." nếu người làm dê nói “sống” là báo hiệu bắt đầu đi tìm.
|
|
Trò chơi không đè nặng tính thắng thua, đem lại sự vui vẻ cho mỗi người tham gia. |
|
Từng là trò chơi rất phố biến, thế nhưng cho đến nay nhiều em nhỏ mới lần đầu tiên được chơi. Bé Lê Kim Thanh - 6 tuổi, sống tại Hà Nội cho biết: "Cháu chưa được chơi trò này bao giờ, hôm nay được cùng bố mẹ đến phố đi bộ, cháu thấy trò này rất nhiều người chơi nên cũng tham gia". |
|
Những em nhỏ sống tại Hà Nội tỏ ra rất thích thú khi chơi bịt mắt bắt dê. |
|
Không chỉ có người Việt Nam, những du khách nước ngoài cũng vô cùng hào hứng tham gia trò chơi này. |
|
Giới trẻ đặc biệt hào hứng với các trò chơi trên phố đi bộ. |
|
Cách chơi nhảy dây thì vô cùng phong phú, đa dạng. Phổ biến nhất vẫn là nhảy tập thể, trò chơi yêu cầu phải có 1 sợi dây thừng dài, 2 người ở 2 đầu quay vòng sợi dây những người chơi còn sẽ lần lượt hoặc nhiều người chạy vào để nhảy, trò chơi kết thúc khi có người chơi nào vướng phải sợi dây thừng. Trò chơi này thường rất phổ biến tại các trường học, rèn luyện tính tập thể và sự nhanh nhạy cho người chơi.
|
|
Kiểu nhảy 2 dây yêu cầu người chơi phải có kĩ thuật chơi tốt. Ở nhiều nước môn nhảy dây đã trở thành 1 môn nghệ thuật với nhiều kiểu nhảy và cách vòng dây khác nhau. |
|
Các bạn trẻ cảm thấy hào hứng khi từ rất lâu mới có dịp chơi nhảy dây. |
|
Nhiều người có thể cùng lúc tham gia 1 lượt nhảy. |
|
Không phải ai cũng có thể nhảy tốt ngay từ lần thử đầu tiên. |
|
"Ô ăn quan" được xem là một trò chơi mà trước đây bất kì trẻ em nào cũng từng ít nhất 1 lần chơi qua. Chỉ bằng những viên đá lớn nhỏ, 1 tờ giấy có kẻ ô hay vẽ thẳng bàn cờ ra nền đất là đã có thể chơi trò gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. |