Phó Thủ tướng thúc tiến độ 4 dự án đường sắt vốn 7.000 tỉ đồng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo khẩn trương đẩy nhanh tiến độ 4 dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - TP HCM, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 15/3.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về 4 dự án đường sắt sử dụng 7.000 tỉ đồng vốn kế hoạch dự phòng 2016 - 2020.

Phó Thủ tướng thúc tiến độ 4 dự án đường sắt vốn 7.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

4 dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM sử dụng 7.000 tỉ đồng nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2106 - 2020. (Ảnh: Báo Chính phủ)

Theo đó, đối với 4 dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM sử dụng 7.000 tỉ đồng nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phân công hợp lí, chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, đẩy nhanh tiến độ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/3.

Được biết, 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM có tổng nguồn vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 556 ngày 31/7/2018 về phương án sử dụng 15.000 tỉ đồng từ nguồn vốn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, 4 dự án này bao gồm dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh với tổng mức đầu tư 1.400 tỉ đồng; dự án cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn với tổng mức đầu tư 1.850 tỉ đồng.

Ngoài ra, dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống xô va trên tuyến Hà Nội - TP HCM với tổng mức đầu tư 1.950 tỉ đồng; dự án gia cố hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang với tổng mức đầu tư 1.800 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, Ban quản lí dự án (PMU) 85 và PMU Đường sắt được Bộ GTVT giao là đại diện chủ đầu tư của 4 dự án trên. 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.