Phong thủy giếng nước trước cửa nhà có tốt không?

Chọn vị trí đặt giếng nước phù hợp sẽ giúp mang đến cho gia chủ những điều may mắn về tài lộc, sức khỏe, sự nghiệp,... Phong thủy giếng nước trước cửa nhà tốt hay xấu là một trong những điều thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau để lựa chọn vị trí đặt giếng hợp phong thủy.

Phong thủy giếng nước trước cửa nhà tốt hay xấu?

Nhiều người nghĩ rằng việc khoan giếng nước trước nhà sẽ giúp thuận tiện cho quá trình sinh hoạt, đặc biệt là những người làm công việc đồng áng ở những vùng thôn quê vì có thể tiện rửa chân tay sạch sẽ trước khi bước vào nhà. 

Song, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giếng nước đặt trước cửa nhà chỉ tiện lợi cho sinh hoạt nhưng sẽ không tốt về mặt phong thủy.

Lý do là việc đào giếng trước nhà sẽ phạm vào hướng của ngôi nhà mà trong phong thủy nhà ở, hướng nhà đóng vai trò quan trọng vì vượng khí sẽ theo hướng tốt vào nhà và tà khí “bay” vào nhà nếu chọn hướng nhà xấu.

Chính vì vậy, đào giếng trước cửa nhà có thể ảnh hưởng đến hướng nhà nên gia chủ cần lưu ý và cẩn thận trước khi thực hiện công việc này để tránh điềm xui cho gia đình.  

Để đặt giếng trước nhà, gia chủ có thể chọn vị trí tốt nhất đó là bên trái của ngôi nhà. Vị trí bên trái là hướng Thanh Long - hướng đại diện cho hành Thủy, tức là nước nên vị trí này được xem là hợp phong thủy với ngôi nhà. 

Trường hợp chủ nhà muốn đào giếng trước nhà ở phía bên phải thì cần xem xét kỹ càng cung mệnh, hướng nhà để không ảnh hưởng đến cuộc sống và vận may của gia chủ. 

Ảnh: Giếng khoan

Cách chọn vị trí giếng nước trước nhà theo phong thủy

Trong phong thủy, giếng nước mang ý nghĩa quan trọng bởi nó tượng trưng cho cực âm của ngôi nhà. Do vậy, một ngôi nhà tốt thì phải luôn cân bằng giữa hai yếu tố âm và dương. 

Việc khoan giếng sẽ tác động không nhỏ đến mạch khí và mạch nước ngầm nên việc chọn vị trí khoan giếng rất quan trọng để đảm bảo tính cân bằng âm - dương và tránh cho căn nhà phạm phải những thế xấu.

Theo đó, các cung và phương vị tốt để đặt giếng nước bao gồm:

- Giếng đặt ở cung Khôn (hướng Tây Nam): Khoan giếng ở vị trí cung này sẽ giúp cho gia chủ luôn gặp nhiều bình an, hanh thông về tài lộc và sinh phú quý

- Giếng đặt ở Cung Tốn (hướng Đông Nam): Đặt giếng theo cung này sẽ mang đến cho tài lộc dư dả và vạn sự bình an cho chủ nhà

- Giếng đặt ở phương Hợi (hướng Tây Bắc): Giếng được đặt ở phương vị này giúp cho gia chủ luôn được thịnh vượng và sung túc

- Giếng đặt ở phương Nhâm (hướng Bắc): Chọn vị trí khoan giếng ở phương này là cách giúp chủ nhà có được tiền bạc dồi dào và công việc làm ăn phát tài, phát lộc 

- Giếng đặt ở phương Quý (hướng Bắc): Đây là vị trí tốt để đặt giếng nước trước nhà nhà, giúp cho gia chủ luôn vượng tài lộc và gặp vận may trên con đường phát triển sự nghiệp

- Giếng đặt ở phương Tỵ (hướng Đông Nam): Vị trí này không những mang lại cho gia chủ hanh thông về đường công danh mà còn giúp cho các thành viên trong nhà thuận lợi trong công việc

- Giếng đặt ở phương Bính (hướng Nam): Giếng được đặt tại vị trí phương vị này thì gia đình sẽ có người làm quan to

- Giếng đặt ở phương Đinh (hướng Nam): Đặt giếng tại phương Đinh giúp cho gia chủ làm ăn phát đạt, đặc biệt là con cái trong nhà “công thành danh toại” 

- Giếng đặt ở phương Mùi (hướng Tây Nam): Đây là vị trí tốt để chủ nhà có được cuộc sống giàu sang và sung túc

- Giếng đặt ở phương Canh (hướng Tây): Theo phong thủy, giếng nước ở vị trí phương Canh sẽ mang lại giàu có cho gia chủ 

- Giếng nước đặt ở phương Tân (hướng Tây): Đây cũng là vị trí tốt để gia đình luôn hạnh phúc và yên ấm 

Ngoài ra, bạn cần chú ý không đặt giếng ở phương vị kiêng kỵ để tránh gặp vận khí xấu về gia đạo, tiền tài, sức khỏe,...

Một số phương vị bạn cần lưu ý là: phương Thân (hướng Tây Nam), phương Tuất (hướng Tây Bắc), phương Dậu (hướng Tây), phương Tý (hướng Bắc), phương Khảm (hướng Bắc), phương Cấn (Đông Bắc), phương Dần (hướng Đông Bắc), phương Sửu (hướng Đông Bắc),... 

Ảnh: Thư Nguyễn

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm. 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.