Phụ huynh bất bình vì trường bắt học sinh thay giày

Một trường trung học ở thành phố Brisbane (Australia) đã yêu cầu phụ huynh mua giày mới cho con sau khi đôi giày cô bé đang đi nằm trong danh sách cấm của trường.
phu huynh bat binh vi truong bat hoc sinh thay giay Một trường công lập 'gợi ý' học sinh học lực chưa tốt phải chuyển trường
phu huynh bat binh vi truong bat hoc sinh thay giay Nhà trường cần xem facebook là người bạn, thay vì xem đó là 'kẻ xấu'
phu huynh bat binh vi truong bat hoc sinh thay giay Văn hóa trường học và những sự lựa chọn

Một trường trung học ở thành phố Brisbane (Australia) đã yêu cầu phụ huynh mua giày mới cho con sau khi đôi giày cô bé đang đi nằm trong danh sách cấm của trường.

Karen Bishop, phụ huynh của một nữ sinh học lớp 11 trường Trung học State Gap (Australia), cho biết con gái bà bị phạt cấm túc ở trường vì vi phạm quy định đồng phục. Hình phạt này được gỡ sau khi người mẹ nói chuyện với hiệu phó của trường, The Courier Mail đưa tin.

Bà Bishop cho biết gia đình mới mua đôi giày da màu đen cho nữ sinh. Tuy nhiên, tuần trước, con gái bà lại xin mua một đôi khác với lý do giày vừa mua không nằm trong quy định của trường.

phu huynh bat binh vi truong bat hoc sinh thay giay
Danh sách những loại giày được phép và không được phép sử dụng của trường Trung học State Gap. Ảnh: The Courier Mail.

"Con bé đang học lớp 11. Nó nói trường bắt đầu đưa ra những hình phạt cho học sinh không đi giày theo quy định. Thậm chí, lũ trẻ có thể bị cấm túc nếu không tuân thủ quy tắc", phụ nữ này thông tin.

Theo quy định mới, học sinh của trường phải đi giày da màu đen. Gót của giày không cao quá 20 mm và không thấp hơn 5 mm. Mũi giày phải kín và có da phủ bên trên.

Bà Bishop cho biết con gái bà không thể đi học hàng ngày nếu không tuân thủ quy tắc đồng phục.

"Tôi biết mình không thể gửi con đến trường cùng đôi giày màu tím. Tôi cũng hiểu về sự tôn trọng các quy tắc cũng như tất cả thứ khác. Tuy nhiên, lớp 11 và 12 là thời điểm rất căng thẳng. Tôi không hiểu những quy định quá khắt khe như vậy có thể giúp ích gì. Hãy lùi lại và nhìn xa hơn. Miễn một đứa trẻ đi đôi giày da màu đen mới, xin đừng bắt nó phải lên văn phòng mỗi ngày. Điều lũ trẻ cần là học tập", bà nói.

Mặt khác, phát ngôn viên của sở giáo dục địa phương nêu quan điểm đồng phục học sinh phản ánh tiêu chuẩn cộng đồng của trường học, cân bằng quyền của cá nhân học sinh.

Trong những tuần cuối cùng của năm 2017, trường đã đưa ra vấn đề đồng phục trong buổi họp toàn trường nhằm giúp học sinh sẵn sàng cho năm tới. Sau đó, trường cũng thông tin với phụ huynh về quy tắc đồng phục trong 4 bản tin hàng tuần tiếp theo.

Ngoài ra, nhật ký sinh viên SHS của Gap cũng nêu đầy đủ thông tin về yêu cầu đồng phục. Đầu năm 2018, hình ảnh minh họa về những đôi giày hợp lệ và không hợp lệ cũng được đưa vào nhật ký.

Hơn nữa, người phát ngôn chia sẻ học sinh mặc sai đồng phục phải có mặt tại văn phòng trước khi trường phát hiện hoặc để nhận đồng phục đúng quy định. Tuy nhiên, học sinh cố tình làm ngơ với các quy định này sẽ bị xử phạt.

"Nhà trường vẫn cam kết làm việc với gia đình để tìm ra giải pháp tốt nhất. Nếu phụ huynh có bất kỳ quan ngại nào liên quan đến quy định trang phục học sinh của trường, họ có thể liên lạc để thảo luận", người này nhấn mạnh.

phu huynh bat binh vi truong bat hoc sinh thay giay Một trường công lập 'gợi ý' học sinh học lực chưa tốt phải chuyển trường

Theo phản ánh của một số phụ huynh có con em học tại Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cứ sau 1 ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.