PVN đang có 'núi tiền mặt' khổng lồ 205.000 tỉ đồng gửi ngân hàng trong khi nhiều dự án bị nghi ngờ khả năng hoạt động

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) có khoảng 205.000 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng tính đến cuối năm 2018. Nếu tính trung bình, mỗi tháng hoạt động, doanh nghiệp có lãi trước đến 4.216 tỉ đồng. Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán đang nghi ngờ khả năng hoạt động của các dự án nghìn tỉ của PVN.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2018. Các kết quả kinh doanh của PVN tăng trưởng khá tốt so với cùng kì, trong khi đó, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp được cắt giảm, thấp hơn năm trước.

Lãi trước thuế năm 2018 đạt 50.600 tỉ đồng

Kết thúc năm 2018, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của PVN đạt 320.961 tỉ đồng, tăng 53.747 tỉ so với cùng kì, tương ứng mức tăng 20%.

photo1516929139101-1516929139101

PVN lãi 50.600 tỉ đồng năm 2018. (Ảnh: Thanh Niên).

Doanh thu tài chính của PVN cũng tăng hơn 18%, đạt 17.472 tỉ, phần lớn là tiền thu từ hoạt động cho vay, lãi đầu tư cổ phiếu, trái phiếu…

Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lí quản lí doanh nghiệp giảm lại giảm nhẹ so với cùng kì, lần lượt cắt giảm 1% và 4%, còn 5.187 tỉ và 9.216 tỉ đồng.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2018 tăng đến 3.703 tỉ so với năm 2017, đạt 50.600 tỉ đồng, tương ứng mức tăng 8%.

Với con số lợi nhuận này, nếu tính trung bình, mỗi tháng hoạt động kinh doanh của PVN có lãi trước thuế lên đến 4.216 tỉ đồng.

Tại ngày 31/12/2018, PVN có tổng tài sản 824.803 tỉ đồng, nợ phải trả  363.005 tỉ, tăng 14.968 tỉ đồng so với đầu năm, tương ứng mức tăng 4,3%.

Nguồn vốn chủ sở hữu của tập đoàn đạt 461.000 tỉ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2019-09-22 lúc 01

Kết quả kinh doanh hợp nhất PVN giai đoạn 2015-2018. (Đồ hoạ: Phúc Minh).

Tính đến cuối năm, PVN có khoảng 205.000 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng, tăng 15% so với 2017, gồm 63.963 tỉ đồng và các khoản tương đương tiền. 

Đơn vị kiểm toán nghi ngờ 2 dự án nghìn tỉ của PVN

Dù kết doanh kinh doanh tăng trưởng tốt so với 2017 nhưng đơn vị kiểm toán là Công ty Deloitte, đã chỉ ra nhiều ý kiến loại trừ về các dự án nghìn tỉ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 

Đáng chú ý là 2 công ty con: Nhà máy đóng tàu Dung Quất và Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex). Đây là các dự án trong số 12 dự án yếu kém của Bộ Công Thương được nhắc đến liên tục thời gian qua.

Cụ thể, tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - SBIC), PVN đang xác định giá trị xây dựng cơ bản dở dang hơn 695 tỉ đồng, và các công ty con được bàn giao từ tập đoàn là 0 đồng, theo giá trị tại thời điểm bàn giao vào ngày 1/7/2010. 

Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, PVN vẫn chưa trừ hết số tiền đã thanh toán SBIC liên quan đến bàn giao các dự án trên là 720 tỉ đồng. 

xosoidinhvu_eivx

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ thuộc PVN. (Ảnh: Thanh Niên).

Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, PVN vẫn chưa nhận được quyết định chính thức của cơ quan thẩm quyền, về giá trị tài sản bàn giao từ Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (công ty con của PVN) được bàn giao từ SBIC, và được hợp nhất vào báo cáo tài chính của PVN, với tổng giá trị tài sản hơn 5.875 tỉ đồng và âm 1.257 tỉ đồng. 

"Chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về vấn đề nhận bàn giao đơn vị từ SBIC nêu trên, cũng như khả năng hoạt động của nhà máy đóng tàu Dung Quất ít nhất trong 12 tháng sắp tới", báo cáo của Deloitte khẳng định.

Với Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), đơn vị kiểm toán cho rằng công ty có tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn là 2.615 tỉ đồng, lỗ lũy kế 4.748 tỉ đồng và đã vượt quá vốn góp của chủ sở hữu. 

Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản của PVTex có khoảng 5.236 tỉ đồng, trong khi tổng nợ phải trả là 7.726 tỉ đồng. 

Ngoài ra PVTex đang làm việc với các nhà thầu và cơ quan nhà nước, để xác định giá trị quyết toán công trình Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ... 

"Chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về khả năng tiếp tục hoạt động của PVTex trong vòng ít nhất 12 tháng sắp tới. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo được lập, với giả định PVTex sẽ tiếp tục hoạt động liên tục có phù hợp hay không", Deloitte nghi ngờ.

Thêm một dự án có vấn đề

Ngoài ra, tại PVN, đơn vị kiểm toán tiếp tục đưa ra những ý kiến ngoại trừ tại Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP). 

cong-ty-tham-do-khai-thac-dau-khi-pvep-1

Deloitte đưa ra những ý kiến ngoại trừ tại Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí. (Ảnh: PVEP).

Theo công ty kiểm toán, PVEP đang ghi nhận khoản đầu tư vào liên doanh Petromacareo theo giá gốc, với số tiền là 1.583 tỉ đồng, và khoản phí tham gia Junin 2 tại Venezuela khoảng 7.335 tỉ đồng, trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn với số tiền là 418 tỉ đồng. 

PVEP cũng đang ghi nhận chi phí trả trước dài hạn cho chi phí tìm kiếm, thăm dò và phát triển dầu khí chưa phân bổ của Lô 67 Peru là 7.047 tỉ đồng. 

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, PVEP vẫn trong quá trình tái khởi động khai thác. Quyết định triển khai công việc khai thác tiếp theo phụ thuộc vào dự báo chi phí khai thác, giá dầu dài hạn, kết quả làm việc với nhà điều hành và các yếu tố khác trong tương lai.

Báo cáo kiểm toán cho biết không thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp, liên quan khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, cũng như dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cần trích lập trên.