Qua 7 lần dự thảo, nghị định quản lí xe công nghệ vẫn phải làm lại

Mặc dù qua 7 lần dự thảo nhưng Phó Thủ tướng vẫn yêu cầu làm lại nghị định quản lí xe công nghệ vì chưa đạt yêu cầu.
Qua 7 lần dự thảo, nghị định quản lí xe công nghệ vẫn phải làm lại - Ảnh 1.

Nghị định quản lí xe công nghệ, taxi qua 7 lần dự thảo vẫn chưa được ban hành. (Ảnh minh họa: Nam Định).

Yêu cầu làm lại nghị định quản lí xe công nghệ

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì buổi họp rà soát dự thảo Nghị định qui định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Nghị định thay thế Nghị định 86, có nội dung quản lí xe công nghệ).

Tại buổi họp trên, phía Bộ GTVT đã có báo cáo về tình hình xây dựng, trình dự thảo Nghị định và các đại biểu dự họp cũng đã có ý kiến.

Được biết, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá nghị định trên có tác động rất lớn đến trật tự, an toàn giao thông cũng như quyên lợi của người dân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng nội dung dự thảo nghị định vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, còn nhiều ý kiến khác nhau đối với một số nội dung trọng yếu.

Ngoài ra, một số nội dung của dự thảo nghị định chưa phù hợp với pháp luật hiện hành, điển hình là Luật giao thông đường bộ, Luật giao dịch điện tự.

Để bảo đảm tính khả thi khi nghị định được ban hành, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát kĩ nội dung dự thảo trên tinh thần phù hợp với các luật có liên quan, nhất là Luật giao thông đường bộ, Luật giao dịch điện tử, Luật hợp tác xã....

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu nghị định đảm bảo nguyên tắc phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân, cũng như bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; bảo đảm văn minh đô thị.

Bên cạnh đó, nghị định cần bảo đảm minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; tuyệt đối không để xảy ra kẽ hở pháp lí, làm phát sinh lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách và thực thi pháp luật.

Nghị định cũng cần giúp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lí, điều hành giao thông vận tải; khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh vận tải ứng dụng khoa học công nghệ; loại bỏ các nội dung gây cản trở tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải theo qui định của pháp luật, cũng như làm triệt tiêu các mô hình đổi mới sáng tạo.

"Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (kể cả người lái xe), Bộ GTVT nghiên cứu kỹ 2 phương án đã được các Thành viên Chính phủ biểu quyết (xe taxi, xe hợp đồng).

Đồng thời nghiên cứu ý kiến của Bộ trưởng các Bộ Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, đề xuất thêm phương án phù hợp trên tinh thần bảo đảm các nguyên tắc nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 4 năm 2019", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.

Được biết, trong thời gian qua, Bộ GTVT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của các nước; lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp; nghiên cứu, giải tình, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 trong đó nhấn mạnh việc quản lí xe công nghệ.

Qua 7 lần dự thảo, nghị định quản lí xe công nghệ vẫn phải làm lại - Ảnh 2.

Nhiều hãng taxi ở Hà Nội từng "khốn đốn" vì xe công nghệ. (Ảnh minh họa: Nam Định).

Bộ GTVT đã "chốt số phận" xe hợp đồng?

Được biết, Văn phòng Chính phủ đã gửi phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ đối với nội dung quản lý xe dưới 9 chỗ ngồi theo 2 phương án. Phương án 1 là xe hợp đồng; phương án 2 là xe taxi.

Với tổng số phiếu gửi xin ý kiến là 27, có 26 thành viên đã có ý kiến. Cụ thể, 26/26 thành viên thống nhất biểu quyết thông qua dự thảo Nghị định để ban hành.

Trong đó, 15/26 thành viên chọn phương án 1 là xe hợp đồng; 8/26 thành viên chọn phương án 2 là xe taxi; 3/26 thành viên không chọn phương án nào và đề nghị đưa ra quy định riêng cho loại hình mới (không phải là taxi, cũng không phải là xe hợp đồng).

Tuy nhiên, theo Bộ này, quá trình thí điểm cho thấy, phương thức hoạt động của các xe sử dụng hợp đồng điện tử là tương đối giống với xe taxi. Cụ thể, hai loại hình có nhiều nét tương đồng về phạm vi hoạt động chủ yếu trong đô thị, đối tượng khách hàng, phương thức gọi xe...

"Mặc dù, việc quy định là xe taxi hiện còn có những hạn chế như đã nêu trên nhưng đáp ứng được việc không triệt tiêu ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý và không ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân", Bộ GTVT thông tin.

Do đó, Bộ GTVT đã đề xuất Thủ tướng chọn phương án quản lý áp dụng quy định tất cả các xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ mà ứng dụng hợp đồng điện tử là xe taxi.

Tài xế xe ôm, taxi công nghệ cần qui chuẩn?Tài xế xe ôm, taxi công nghệ cần qui chuẩn? Phái đoàn Triều Tiên thăm tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện, nông nghiệp công nghệ cao tại Hải PhòngPhái đoàn Triều Tiên thăm tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện, nông nghiệp công nghệ cao tại Hải Phòng Vato "tung" thưởng, công bố chiết khấu quyết tâm chen chân vào thị trường gọi xe công nghệVato 'tung' thưởng, công bố chiết khấu quyết tâm chen chân vào thị trường gọi xe công nghệ
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.