Tài xế xe ôm, taxi công nghệ cần qui chuẩn?

Mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT xử lí và trả lời báo chí về việc có thể đã đến lúc đặt ra qui chuẩn cho tài xế xe ôm, taxi công nghệ.
Tài xế xe ôm, taxi công nghệ cần qui chuẩn? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nam Định).

Tài xế xe ôm, taxi công nghệ cần qui chuẩn?

Cụ thể, báo chí phản ánh tình trạng thời gian gần đây, tài xế xe ôm, taxi công nghệ ngày càng đông đảo nhưng chất lượng dịch vụ lại đi xuống. Có ý kiến cho rằng, tình trạng chất lượng dịch vụ kém bắt nguồn từ việc tuyển dụng dễ dàng.

Được biết, thông thường, các công ty cung cấp dịch vụ gọi xe thường yêu cầu các tài xế xe ôm, taxi công nghệ nộp hồ sơ gồm CMND, hình ảnh, bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm... Tuy nhiên, có nơi tài xế trực tiếp nộp hồ sơ và cũng có nơi nộp hồ sơ trực tuyến, bỏ qua việc kiểm tra xe.

Thêm nữa, một số đơn vị yêu cầu lí lịch tư pháp (cung cấp thông tin về việc có án tích hay không).

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện các công ty cung cấp dịch vụ gọi xe không quản lí tài xế giống như các hãng taxi. Điều này dẫn đến việc tài xế tỏ thái độ không tốt đối với hành khách, hủy chuyến, bỏ khách giữa đường, mắng chửi hành khách trên xe...

Đáng chú ý, báo chí cũng phản ánh tình trạng một số hãng cung cấp ứng dụng gọi xe chỉ kiểm soát tài xế bằng việc thưởng phạt, hoặc khóa tài khoản, ngưng hợp tác. Tuy nhiên, việc các đơn vị này không trả lương cho tài xế nên cũng khó kiểm soát hành vi cá nhân.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng có lẽ đã đến lúc nên có một qui chuẩn chung dành cho tài xế xe ôm, taxi công nghệ.

Tài xế xe ôm, taxi công nghệ cần qui chuẩn? - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Di Linh).

Cần qui chuẩn chung cho tài xế taxi công nghệ nhưng khó?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng việc quản lí tài xế xe ôm, taxi công nghệ đang có nhiều bất cập.

"Đối với taxi truyền thống, tài xế khi vào một đơn vị phải trải qua nhiều bước tuyển dụng. Tài xế cũng phải trải qua đào tạo mới được kí hợp đồng lao động. Ngoài ra, tài xế của các hãng taxi truyền thống cũng phải kiểm tra sức khỏe định kì để đảm bảo công việc", ông Hùng nói.

Trong khi đó, các tài xế xe ôm, taxi công nghệ trải qua các "thủ tục đơn giản" hơn rất nhiều. "Với taxi truyền thống, khi xảy ra sự cố việc xử lí, chịu trách nhiệm rất rõ ràng. Trong khi đó, với taxi công nghệ, rất khó để xử lí khi tài xế chỉ là đối tác và thông thường hành khách phải chịu thiệt", ông Hùng cho biết thêm.

Được biết, các hãng taxi truyền thống nói chung đều mua bảo hiểm. Khi xảy ra sự cố liên quan đến khách hàng, công ty taxi phải đứng ra giải quyết và làm việc với tài xế để xử lí nội bộ.

Cũng trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia giao thông cho rằng việc đưa ra một qui chuẩn chung cho tài xế xe ôm, taxi công nghệ là điều cần thiết.

"Tuy nhiên, đối tác và các hãng công nghệ chỉ mang tính hợp tác và ăn chia phần trăm nên việc áp một qui chuẩn chung sẽ khó. Điều này không giống với taxi truyền thống, khi kí hợp đồng lao động, tài xế phải chịu qui chế ràng buộc riêng của đơn vị đó", vị này cho biết thêm.

Theo vị này, điều cần thiết là nghị định thay thế Nghị định 86 cần được ban hành để định danh taxi công nghệ và từ đó mới có thể quản lí.

Sau thời gian chạy "lụi" ở TP HCM, Go-Viet chính thức xin gia nhập thị trường taxi công nghệSau thời gian chạy 'lụi' ở TP HCM, Go-Viet chính thức xin gia nhập thị trường taxi công nghệ Quản taxi công nghệ như taxi truyền thốngQuản taxi công nghệ như taxi truyền thống Tâm thư tài xế taxi công nghệ gửi các khách nữ nhân viên văn phòngTâm thư tài xế taxi công nghệ gửi các khách nữ nhân viên văn phòng
chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.