Quán chè không ngọt tại Sài Gòn bán 1.000 li mỗi ngày

Một quán chè với lời đề hiệu “chè không ngọt” đang gây sốt với tín đồ ẩm thực ở TP HCM. Mỗi ngày quán chè này bán được 1.000 li, doanh thu khoảng 800 triệu đồng mỗi tháng.
_MG_9939

Nằm trên đường Phùng Văn Cung (quận Phú Nhuận, TP HCM), quán "chè không ngọt" của chị Kim Phượng đang gây sốt thực khách Sài thành, đặc biệt là những người không hảo ngọt. Giải thích cho mô hình này, chị Phượng cho biết quán muốn hướng đến một món ăn quen thuộc nhưng thanh thao hơn, lợi cho sức khỏe hơn nhờ hàm lượng đường tự nhiên trong nguyên liệu và các loại trái cây.

_MG_9955

Đặt tên quán là "Miss Đác", chị Phượng muốn nhấn mạnh đến hạt đác - thành phần đặc biệt trong mỗi li chè. Đây là một loại hạt có hình dáng khá tương đồng với hạt thốt nốt, dừa nước, có nhiều ở miền Trung khu vực Nha Trang, Phú Yên,… Loại hạt này thích hợp cho người ăn kiêng vì độ ngọt không cao, kể cả những người thường xuyên vận động cũng có thể ăn để bổ sung kali và các chất điện giải.

_MG_9985

Cách chế biến hạt đác được chủ quán dụng công. Hạt đác được chọn lọc tự nhiên, cho vào nồi rim với hoa atiso đỏ hoặc lá cẩm, để cho ra màu đỏ mật nịnh mắt.

_MG_9980

Món truyền thống của quán là li chè gồm hạt đác, mít, củ năng, bánh lọt ăn kèm nước cốt dừa, giá thành không thay đổi từ trước đến nay, luôn là 27.000 đồng/phần. Ngoài ra, khách có thể bỏ thêm 8.000 đồng để ăn kèm bánh plan hoặc sầu riêng để đổi vị.

_MG_9890

Không chỉ hạt đác được quán đầu tư "công phu", chị Phượng còn cầu kì tìm các loại mít, củ năng, làm bánh lọt, nước cốt dừa, bánh plan thủ công. Chị Phượng khẳng định các nguyên liệu được giữ trong tủ lạnh tối đa 2 ngày. Đó chính là bí quyết khiến li chè của quán được khách tin tưởng.

_MG_9946

Trước khi kinh doanh chè hạt đác không ngọt, chị Phượng cũng đã theo "nghiệp chè" cách đây 7 năm. Lúc bấy giờ chị mở một quán ở quận 1, bán khoảng 10 loại chè khác nhau. Đó là thời kì chè khúc bạch được chuộng nhất, khách phải xếp hàng dài để thưởng thức mỗi ngày.

_MG_9986

Quán chè hạt đác không ngọt này chị Phượng thử nghiệm từ cách đây 2 năm rưỡi, nhưng thời kì đầu chỉ bán online qua Facebook. Sau khi đủ điều kiện, chị Phượng quyết định thuê mặt bằng bán trực tiếp.

_MG_9969

Ngoài khách đến quán, lượng lớn khách của quán chè không ngọt này là dân văn phòng nên hình thức giao hàng qua các ứng dụng giao nhận đồ ăn tại quán cũng chiếm đa số.

_MG_9987

Anh Ngọc Huy (quận Thủ Đức, TP HCM) lần đầu đến thưởng thức, chia sẻ món chè tại đây rất khác biệt. "Chè có vị ngọt rất khác, không gây cảm giác bị ngán do đường mà mùi vị chủ yếu là trái cây, khiến khách ăn tin tưởng và không sợ mập", Huy chia sẻ.

_MG_9918

Mỗi ngày, quán chè không ngọt này bán được trung bình 1.000 li. Doanh thu bình quân hàng tháng của quán có thể lên đến 800 triệu đồng. Chị Phượng cho biết: "Vào những ngày cao điểm, nhân viên của quán phải làm việc tất bật, không có thời gian để uống nước". Ngoài khách đến quán và giao hàng nội thành, khách lấy sỉ cũng ủng hộ quán khoảng 200-300 phần chè mỗi ngày.

_MG_9874

"Nghe đến quán chè nghìn li, nhiều người nghĩ rằng sẽ lời rất khủng. Nhưng quán mình chú trọng về chất lượng nguồn nguyên liệu, nên tiền vốn chiếm phần rất cao. Một hạn chế khác là nguyên liệu có nguồn cung không ổn định mà phụ thuộc theo mùa. Đôi khi hạt đác hết mùa, quán phải tìm thốt nốt hoặc dừa nước thay thế. Chưa kể, củ năng hay mít, sầu riêng trái mùa có giá rất cao, có khi đội lên gấp 2 lần nên tiền lãi kiếm được cũng... bấp bênh theo mùa", chị Phượng vui vẻ chia sẻ.

_MG_9898

Đang "ăn nên làm ra" nhưng chủ quán cho biết vẫn chưa nghĩ đến việc mở rộng mô hình dưới hình thức chuỗi hay nhượng quyền thương hiệu. Chị giải thích: "Mình đang tập trung phục vụ khách bằng chất lượng. Vì thế, dù mỗi ngày nhận được rất nhiều lời mời, nhất là các bạn ở Hà Nội vì chè bên mình hợp khẩu vị, nhưng mình vẫn e ngại trong việc quản trị chất lượng khi mở rộng".

_MG_9946

Điều khiến quán chè của chị Phượng đối mặt hiện này là tình trạng "chè nhái". Một số quán bắt đầu sao chép mô hình này tại TP HCM.

Quán chè hạt đác không ngọt tại TP HCM bán được 1.000 li mỗi ngày.