Quan chức Fed muốn chính phủ Mỹ phong tỏa cả nước thêm 6 tuần

Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis lập luận, đợt phong tỏa toàn quốc lần một đã mang lại một số hiệu quả tích cực nhưng chính phủ Mỹ lại gỡ bỏ phong tỏa quá sớm, khiến nền kinh tế phục hồi chậm.

Niềm hi vọng của nền kinh tế Mỹ

Theo cập nhật mới nhất từ Đại học Johns Hopkins tính đến sáng ngày 10/8 (giờ Việt Nam), Mỹ hiện đã vượt ngưỡng 5 triệu ca xác nhận nhiễm Covid-19 và hơn 162.000 ca tử vong.

Dưới ảnh hưởng của đại dịch, hàng chục triệu người dân Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, khiến các chuyên gia phải tranh luận về việc Mỹ nên ứng phó như thế nào trước tình hình hiện tại.

Ông Neel Kashkari - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Minneapolis, nhận định đáp án là nước Mỹ nên quay về thời kì phong tỏa bắt buộc trên toàn quốc trong tối đa 6 tuần nhằm bảo vệ sinh mạng người dân và nền kinh tế Mỹ.

Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis: Phong tỏa toàn quốc là niềm hi vọng lớn nhất của nền kinh tế Mỹ bây giờ  - Ảnh 1.

Ông Neel Kashkari - Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis. (Ảnh: Getty Images)

"Nếu chúng ta không sẵn sàng thực hiện biện pháp này, Mỹ có thể sẽ báo cáo thêm hàng triệu ca nhiễm mới cùng nhiều trường hợp tử vong trước khi có vắc xin", ông Kashkari viết trong bài xã luận trên tờ New York Times.

Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis cho biết phong tỏa cho hiệu quả tích cực trong suốt mùa xuân vừa qua.

Trong cuộc phỏng vấn cùng NPR, ông Kashkari cho biết, vấn đề là "Mỹ lại hủy bỏ phong tỏa trước khi các quan chức y tế thực sự kiểm soát được đại dịch Covid-19". Theo ông Kashkari, dỡ bỏ phong tỏa sớm gây hại cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis cho hay, những gì nước Mỹ cần hiện nay là "một lệnh phong tỏa chặt chẽ và thống nhất theo từng bang" cho đến khi dịch bệnh đã được kiểm soát.

"Từ đó, chúng ta có thể quay về hoạt động kinh tế bình thường một cách tự tin hơn trước", ông Kashkari bình luận.

Chẳng hạn, ông Kashkari cho biết hiện tại nhiều người sợ đi ăn ngoài nên các nhà hàng không thể hoạt động bình thường.

NPR dẫn lời Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis cảnh báo nền kinh tế Mỹ sẽ không phục hồi mạnh cho đến khi đại dịch được kiểm soát. Với khoảng 50.000 ca xác nhận nhiễm mới/ngày, ông Neel Kashkari nói virus đang lây lan như cháy rừng trên khắp đất nước.

Do đó, dù phong tỏa trong 6 tuần có thể gây ra những khó khăn trong ngắn hạn, ông Kashkari tin nước Mỹ có thể hỗ trợ cho người dân trong giai đoạn này để sau đó hoạt động kinh tế phục hồi mạnh mẽ, trẻ em có thể trở lại trường học,...

Trợ cấp thất nghiệp nhiều, nợ chính phủ sẽ tăng cao?

Tỉ lệ tiết kiệm của người dân Mỹ đang tăng cao. Đây là một trong các điểm đánh dấu sự khác biệt giữa cuộc suy thoái hiện tại với bất kì cuộc suy thoái nào trong lịch sử hiện đại.

Theo ông Kashkari, những ai không mất việc thực chất đang tiết kiệm nhiều tiền hơn vì họ không đi ăn nhà hàng, xem phim hay đi nghỉ mát. Do đó, tỉ lệ tiết kiệm cá nhân đã tăng vọt từ khoảng 8% lên 20%.

Tiền của người dân sẽ được gửi vào ngân hàng hoặc các quĩ thị trường tiền tệ. Nhờ các nguồn lực sẵn có này, khi chính phủ có thâm hụt ngân sách, họ không phải vay từ nước ngoài vì người dân trong nước đang có các khoản tiết kiệm riêng.

Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis nhận thấy, việc chính phủ trang trải thâm hụt ngân sách từ tiền của người dân an toàn hơn so với vay mượn từ nước ngoài. Vì vậy, thực chất người dân Mỹ đang tài trợ cho các khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung hoặc hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp nhỏ..

Do đó, cuộc suy thoái năm nay khác biệt trong cách nước Mỹ đóng cửa một phần nền kinh tế, vì thực chất tiết tiết kiệm của người dân đang hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch.

Ông Kashkari thừa nhận vấn đề trên khá phức tạp, nhưng đây là thời điểm duy nhất khi mọi người không cần lo ngại về thâm hụt ngân sách của chính phủ hay tỉ lệ nợ công trên GDP.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.