Quận Gò Vấp có diện tích 19,73 km², dân số năm 2019 là 676.899 người, mật độ dân số đạt 34.308 người/km². Vậy Quận Gò Vấp tiếp giáp quận nào? Cụ thể:
- Phía Bắc và phía Tây giáp Quận 12, ranh giới là kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên.
- Phía Nam giáp các Quận Phú Nhuận và Tân Bình.
- Phía Đông giáp Quận Bình Thạnh.
Quận Gò Vấp gồm có 16 phường, cụ thể là Phường 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, với tất cả 186 khu phố và 1.436 tổ dân phố. Trong đó, Phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.
Theo ghi nhận ở thời điểm hiện tại, trên khắp 16 phường của Quận Gò Vấp có 8 dân tộc chính sinh sống, trong đó có đến 98% là người Kinh, hơn 1,8% là người Hoa, còn lại là các dân tộc khác. Ngoài ra, các phường của Quận Gò Vấp còn là nơi đặt trụ sở làm việc của nhiều công ty, xí nghiệp lớn của thành phố.
Quận Gò Vấp là một quận nội thành, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7km, là cửa ngõ nối liền trung tâm thành phố với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh,... qua trục lộ Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Xa lộ Đại Hàn, gần sân bay Tân Sơn Nhất và tuyến đường xe lửa Bắc Nam.
Gò Vấp còn được gọi bằng tên khác là Gò Vắp. Theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc của quận, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại mà ra.
Có thuyết cho rằng, nguồn gốc của cái tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp (loại cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn). Hiện tại, trên địa bàn TP HCM còn hai cây vấp được trồng ở trong Thảo Cầm Viên.
Một vài nguồn tin khác lại cho rằng, khu vực đất thuộc quận Gò Vấp cao hơn hẳn so với các vùng khác. Đây được gọi là gò đất. Do khu vực này là gò đất cao, cho nên dễ bị vấp té, kết hợp lại ta có tên Gò Vấp. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thiết của một số người lớn tuổi và một số người khác. Hiện chưa có bất cứ nguồn thông tin chính xác về tên gọi này.
Dưới đây là một số minh chứng cho sự phát triển của Quận Gò Vấp trong thời gian qua:
- Giáo dục: Gò Vấp là quận đầu tiên của thành phố được Sở Giáo dục – Đào tạo kiểm tra và công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc Trung học. Một số thành tích nổi bật như Trường THCS Nguyễn Văn trỗi được Chủ tịch nước tặng một Huân chương Lao động hạng I, Trường Mầm non trọng điểm được tặng Huân chương Lao động hạng II, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh được tặng Huân chương Lao động hạng III,...
- An ninh trật tự: Được đảm bảo tốt từ kết quả thực hiện các nội dung chương trình mục tiêu ba giảm và năm trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị; phạm pháp hình sự giảm; tỷ lệ khám phá án tăng so với năm ngoái, môi trường xã hội tiếp tục được lành mạnh hoá.
- Kinh tế: Sản xuất công nghiệp giữ được mức tăng trưởng cao, các chính sách xã hội ngày càng được xã hội hoá và có tác dụng tích cực; dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được nâng lên