Quản lí tài chính cá nhân thời đại dịch như cuộc chạy đua marathon

Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ phải ngừng kinh doanh, mọi người bị mất việc và tình hình kinh tế ngày càng khó khăn hơn.

Ở khắp nơi trên thế giới, chính phủ và các chuyên gia kinh tế đang khuyến khích người dân đối mặt với những thách thức và cơ hội khác nhau. Dù trong tình huống như thế nào, hầu hết mọi người đều phải đối mặt với những ẩn số trên con đường phía trước. 

Tốt nhất là, chúng ta hãy nghĩ về việc quản lí tài chính cá nhân trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19 như một cuộc chạy đua marathon thay vì cuộc chạy nước rút. Chỉ có như vậy, các kế hoạch tài chính thông minh mới được áp dụng hiệu quả.

Cách chuẩn bị cho những bất ổn tài chính thời Covid-19

Bằng cách chuẩn bị đầy đủ cho những "kịch bản" khác nhau về tình hình kinh tế thời Covid-19, bạn có thể có sẵn sàng đối phó với các tình huống cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp được chuyên gia tài chính gợi ý:

1. Cảnh giác chống lại gian lận, lừa đảo

Chuyên gia: Quản lí tài chính cá nhân thời Covid-19 như cuộc chạy đua marathon - Ảnh 1.

Quản lí tài chính cá nhân trong thời Covid-19 cần có sự ổn định để đảm bảo các mục tiêu dài hạn.

Những kẻ lừa đảo thường hoạt động mạnh hơn trong các thời điểm đầy bất trắc như Covid-19, vì vậy bạn phải cảnh giác để bảo vệ bản thân và gia đình. 

Luôn nhớ rằng, dù người tiếp xúc với bạn có nói những điều tuyệt vời như thế nào về tiềm năng của một kế hoạch đầu tư hay khả năng kiếm tiền dễ dàng thì bạn cũng không bao giờ được phép chia sẻ các thông tin cá nhân như mã số xác thực ngân hàng trực tuyến qua điện thoại, tin nhắn hay email, các tài khoản tiết kiệm, bảo hiểm, v.v. Những kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng sơ hở của bạn để lấy hết số tiền bạn có.

Bên cạnh đó, nếu bạn nghĩ rằng mình đã bị lừa đảo, điều đầu tiên bạn cần làm là liên hệ với các bên liên quan để khóa thẻ cũng như báo cáo lên các cơ quan chức năng. Dù tình hình tài chính khó khăn thì cũng không có nghĩa là bạn có thể trở nên cả tin vào những mánh lới của người lạ.

2. Giải quyết các khoản nợ theo chiến lược

Khi đánh giá tình trạng tài chính cá nhân, bạn không chỉ cần nắm rõ thu nhập, chi tiêu của mình, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà còn phải cân nhắc tới các khoản nợ (nếu có). Trong thời điểm kinh tế có nhiều biến động vì Covid-19, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên ưu tiên tiết kiệm cũng như nhanh chóng trả hết các khoản nợ lãi xuất cao.

Giả sử, bạn có nhiều khoản nợ khác nhau, hãy thống kê chúng với tổng số nợ, mức lãi xuất, thời hạn thanh toán rồi ưu tiên trả trước những khoản lãi xuất cao nhất. Sau đó, bạn có thể giảm bớt các khoản nợ khác. Nếu không giải quyết tình trạng nợ nần thì số tiền lãi bạn phải gánh sẽ tạo thêm áp lực tài chính cho bạn, nhất là khi bạn có nguy cơ bị cắt giảm tiền lương hoặc mất việc thời Covid-19.

3. Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia

Từ giảm thu nhập đến mất việc, rất nhiều người trong chúng ta đang phải trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống vì đại dịch Covid-19. Để giúp bảo vệ bản thân vượt qua những thời điểm không chắc chắn sắp tới, bạn hãy cân nhắc đến việc nhờ chuyên gia tư vấn về các phương pháp thiết lập ngân sách, mục tiêu tài chính để quản lí tiền bạc hợp lí hơn, giúp bạn chuẩn bị cho thành công lâu dài. 

Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp bạn có các khoản đầu tư khác nhau mà chưa biết xử lí ra sao.

Coi Covid-19 như một cuộc chạy đua marathon nghĩa là bạn cần biết cách làm thế nào để duy trì tình trạng tài chính ổn định trong thời gian dài. Đừng để nỗi sợ hãi, lo lắng ảnh hưởng quá nhiều đến bạn vì với sự tỉnh táo và quyết đoán, sẽ luôn có những biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh kế hoạch tài chính để bảo vệ bạn và gia đình vượt qua.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.