Quan niệm 'ăn đòn thì con mới lớn', phụ huynh nhờ cô giáo đánh con trên lớp vì quá nghịch

Trái ngược với quan điểm của nhiều người cho rằng việc dạy học sinh bằng đòn roi là phản giáo dục, không hiệu quả. Có phụ huynh cho rằng con mình không thể lớn nếu như chưa từng bị “ăn đòn”.
 

Dự thảo xử phạt bằng tiền với mức tối đa là 30 triệu đồng đối với giáo viên có những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể của học sinh do Bộ GD&ĐT công bố mới đây đang nhận được những luồng ý kiến trái chiều.

Nhiều người phản đối việc dạy học bằng bạo lực, mắng nhiếc, nạt nộ bởi lo ngại sẽ gây ra hiệu quả ngược. Tuy nhiên, có những phụ huynh lại ủng hộ quan điểm dạy “yêu cho roi cho vọt”, không đánh mắng thì học sinh không thể nên người.

"Đứa nào cũng phải ăn đòn"

Đang có 2 con đi học lớp mầm non 3 tuổi và 5 tuổi nên chị Nguyễn Thị Như Trang (TP Vinh, Nghệ An) rất quan tâm đến dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với giáo viên và học sinh. Theo chị, nếu như đi học mà học sinh không biết sợ ai, không biết sợ cả thầy cô giáo thi rất khó để dạy!

quan niem an don thi con moi lon phu huynh nho co giao danh con tren lop vi qua nghich
Giáo viên có nên đánh, mắng học sinh khi không nghe lời

“Phụ huynh nào mà chẳng xót con, nhưng rồi con cũng sẽ phải va chạm, phải tự lập. Quan điểm của tôi dạy cho con phải có bản lĩnh tốt và đặc biệt phải có nhân cách tốt, muốn vậy thì phải vừa cương vừa nhu tùy theo tính cách từng đứa, nhưng đứa nào cũng phải ăn đòn”, chị Trang tâm sự.

Nhiều phụ huynh cho rằng phải dạy con theo phương pháp tân tiến là không được dùng roi vọt vì trẻ sẽ lì đòn, dẫn đến phản tác dụng. Thậm chí cô giáo cũng khuyên chị Trang không nên đánh con quá nhiều.

“Bé lớn nhà tôi là 1 trong 2 bạn nghịch nhất lớp 2 tuổi lúc bấy giờ. Vì quá khủng hoảng nên tôi đã phải nhờ cô giáo trên lớp đánh nó vì quá lì và nghịch ngợm. Ở nhà tôi cũng hay đánh nó, mà không phải đánh theo kiểu chỉ hù dọa, sợ con đau. Tôi đánh roi nào thì con nhớ roi đấy, nhớ luôn cả lỗi của nó về việc đó để về sau nó không lặp lại.

Cứ như vậy, từ khi con được 4 tuổi đến bây giờ, tôi rất ít khi phải cầm roi, nhắc nhở một câu là ngoan ngoãn làm theo răm rắp”, phụ huynh này chia sẻ.

Đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, phần lớn thời gian học sinh gắn bó cùng khi ở trường. Theo chị Trang, trẻ tiếp xúc với cô giáo trung bình mỗi ngày khoảng 8 tiếng thì gần như giáo viên thay bố mẹ dạy trẻ. Nếu không nghiêm khắc, đánh mắng thì rất khó. Trong khi học sinh lớp 1 vẫn còn rất nghịch ngợm, nhiều điều phải uốn nắn.

Một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh lo lắng khi con mình bị phạt trên lớp là do một vài trường hợp bạo hành trẻ con khiến phụ huynh mất niềm tin. Vị phụ huynh này cho rằng các bố mẹ nên chấp nhận thực tế đó để có cái nhìn tích cực hơn, giống như tiêm vắc xin cũng vậy, có phần trăm rủi ro nhưng vẫn phải tiêm.

“Đứa nào rồi cũng sẽ lớn, sẽ phải đi học và đi học từ ngay từ nhỏ phải biết nghe lời cô giáo - đó là điều quan trọng nhất. Với tôi, không quan trọng cô dùng phương pháp gì, chỉ cần khi con mắc lỗi, bố mẹ chỉ cần bảo: Ngày mai, mẹ sẽ lên mách giáo viên thì con sợ, con sẽ không làm việc sai đó nữa. Đó là thành công của cô giáo!”, phụ huynh Nghệ An này khẳng định.

Đánh để răn đe chứ không phải bạo lực!

Chị Trang cho rằng nhiều bố mẹ đang hiểu sai khi cho rằng cứ đánh, mắng trẻ là bạo lực, cho dù vì mục đích gì cũng vậy.

quan niem an don thi con moi lon phu huynh nho co giao danh con tren lop vi qua nghich

Chị Nguyễn Thị Như Trang (phải) quan niệm dạy con mình phải dùng đòn roi mới có hiệu quả.

Ảnh: NVCC

“Răn đe thì ở lớp cô giáo có đánh, bé sẽ kể với bố mẹ nhưng vẫn thích đi học, vẫn kể chuyện trường, chuyện lớp vui vẻ, vẫn kể về cô một cách bình thường. Còn bạo hành thì con sẽ kể về cô với vẻ sợ sệt, không dám nhắc đến chuyện trường lớp. Tôi thấy đa số vụ bạo hành một phần cũng do bố mẹ không có thời gian gần con cái, không tâm sự để nhận ra những bất thường ở con”, phụ huynh này phân tích.

Lấy ví dụ từ thực tế con mình đi học, chị Trang chia sẻ, bé 5 tuổi sợ cô, nhưng về vẫn kể với mẹ là hôm nay đi học bị cô giáo đánh vào tay:

“Tôi bảo ngay: Tại con hư đúng không, con bảo vâng, con trêu bạn trong lớp. Tôi còn giải thích cho con là vì không ngoan và không nghe lời cô Hương – cô giáo của con nên mới bị đánh. Rồi chốt thêm câu: Mẹ cũng phải nghe lời cô Hương, cô bảo làm gì cho con là mẹ làm”.

Về việc đưa quy định phạt tiền đối với giáo viên trong dự thảo nghị định này, phụ huynh Nguyễn Thị Như Trang cho rằng không nên áp dụng, vì như thế sẽ làm mất vị thế của các thẩy cô, khiến cho trẻ sẽ không còn coi trọng thầy cô giáo nữa.

“Nhiều người nói giáo viên dữ dằn, nhưng họ cứ thử trông khoảng 10 học sinh trong vòng 1 tuần thôi là sẽ hiểu. Hầu hết thầy cô sẽ thành “ngáo ộp” trong mắt các em. Trước đây, khi còn chưa tốt nghiệp đại học ngành sư phạm, tôi luôn quan niệm là dạy học phải nhẹ nhàng, dịu dàng với tất cả các học sinh.

Nhưng thực tế khi ra trường và va vấp vào việc dạy học thực sự chứ không phải chỉ là thực tập, tôi nhận ra rằng phương pháp đó chỉ phù hợp và hiệu quả đối với một vài em, không phải là tất cả. Có những học sinh, việc bắt phạt mới là phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả và đúng đắn”.

Lương Văn Quang, giáo viên một trường tiểu học tại TP Thái Nguyên

quan niem an don thi con moi lon phu huynh nho co giao danh con tren lop vi qua nghich

Dự thảo xử phạt vi phạm giáo dục bằng tiền: Giáo viên tiểu học nói gì?

Một trong những nội dung quy định trong dự thảo nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang có ...

quan niem an don thi con moi lon phu huynh nho co giao danh con tren lop vi qua nghich

Tiến sĩ Tâm lý học lý giải việc ngày càng nhiều vụ 'thầy đánh trò, trò đánh thầy'

TS.Tâm lý học Đào Lê Hoà An chia sẻ quan điểm liên quan đến dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực ...

quan niem an don thi con moi lon phu huynh nho co giao danh con tren lop vi qua nghich

Những vụ bạo lực học đường chấn động dư luận trước khi có dự thảo phạt thầy đánh trò, trò đánh thầy

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã đưa ra dự thảo nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục để lấy ý kiến góp ...

chọn
Kết luận Thanh tra Chính phủ về các dự án của Trung Thủy, Novaland
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra các sai phạm tại loạt nhà đất ở TP HCM, Hà Nội, Huế và Nghệ An, trong đó có dự án liên quan đến các chủ đầu tư như Trung Thủy, Novaland...