Ngày 1/6/1942, ngôi làng Lidice (nước Cộng hòa Séc) đã bị bao vây bởi quân Đức. Lý do là một trong gia đình trong làng bị tình nghi sát hại một viên tướng của Đức tại Séc - ông Reinhard Heydrich. Tại đây, chúng bắt tổng cộng 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ bao gồm trẻ em.
Trong đó, nam giới từ 15 tuổi trở lên bị bắn ngay tại rìa làng và nữ giới được đưa vào trại tập trung ở Đức, có một số người đã mất tại đó. Riêng các trẻ em tại làng, chúng đã tàn sát 66 em và đưa 104 em vào trại tập trung. Ở đây, chúng đã áp giải 88 em vào phòng hơi độc ở đó cho đến chết, 9 em khác đưa đi làm tay sai cho quân Đức. Từ đó, ngôi làng không còn một bóng người.
Vào ngày 10/6/1944 của hai năm sau đó, quân Đức tiếp tục bao vây thị trấn Oradour Sur Glane (Pháp) và bắt 400 người dân tại ngôi làng này dồn vào nhà thời. Trong đó, có hơn 100 trẻ em và nhiều nữ bị phóng hỏa đốt chảy.
Chính vì vậy, vào năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi để tưởng nhớ các em nhỏ vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm.
Lịch sử ngày Quốc tế Thiếu nhi tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Ở nước ta, ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên diễn ra vào ngày 1/6/1950.
Đây được xem là khoảng thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt nhất. Thế nhưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đến thiếu nhi cả nước, đồng thời còn gửi đến thư chúc mừng với các cháu nhi đồng.
Sau ngày giành độc lập chiến thắng thực dân Pháp, ngày 1/6 đã trở thành ngày “Tết” thứ hai của trẻ em trên cả nước Việt Nam.
Ảnh: Thời Đại
Ngày Quốc tế Thiếu nhi ra đời mang ý nghĩa bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp đối với trẻ em trên toàn thế giới. Cùng với đó, chính phủ các nước cần có trách nhiệm hơn về đời sống thiếu nhi và yêu cầu các giảm ngân sách quân sự tăng ngân sách giáo dục cho thiếu niên và nhi đồng.
Bên cạnh đó, ngày lễ này còn tuyên dương những lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới.
Ảnh: Cybershow
Tại Việt Nam, vào ngày này, nhiều hoạt động kỷ niệm được tổ chức tại các trường học hay nhà thiếu nhi để tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, học hỏi cùng bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời, các sự kiện này cũng giúp nâng cao nhận thức của xã hội về việc bảo vệ trẻ em để trẻ có điều kiện phát triển một cách toàn diện.
Dịp này, hầu hết cha mẹ đều dành thời gian đưa các bé đi chơi để khám phá và học hỏi nhiều điều mới mẻ. Một vài địa điểm thường được cha mẹ lựa chọn như công viên Đầm Sen, thảo cầm viên, khu du lịch sinh thái, đường sách Nguyễn Văn Bình,... Ngoài ra, để các bé có thêm niềm vui trong ngày này, cha mẹ còn dắt các bé đi mua đồ chơi hay quần áo mới.
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội ý nghĩa trong ngày Quốc tế Thiếu nhi như đến trại trẻ mồ côi phát quà hoặc tặng quà cho các bệnh viện nhi để các bé có thể nhận thức tốt hơn về xã hội.