Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt ngày 16/5/2005.

Quy hoạch xác định các nhà máy sản xuất xi măng phải được lựa chọn xây dựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ sở nhu cầu thị trường địa phương và khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trong phạm vi toàn quốc. 

Tập trung chủ yếu vào 8 khu vực có triển vọng sản xuất clanhke, xi măng, gồm: Quảng Ninh; Hải Phòng - Hải Dương; Hòa Bình - Hà Tây - Hà Nam - Ninh Bình - Bắc Thanh Hóa; Nam Thanh Hóa - Nghệ An; Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế; Quảng Nam -  Đà Nẵng; Tây Ninh - Bình Phước; Kiên Giang.

Nhu cầu và kế hoạch huy động sản lượng các nhà máy xi măng

Quy hoạch dự báo nhu cầu xi măng theo mốc thời gian ở phạm vi toàn quốc như sau:

Đơn vị: triệu tấn

Năm

Mức dao động

Mức trung bình

2005

27,5  -  30,5

29

2010

42,2 - 51,4

46,8

2015

59,5 - 65,6

62,5

2020

68 - 70

Theo 8 vùng kinh tế:

Đơn vị :triệu tấn

Vùng kinh tế

Nhu cầu xi măng các năm

2005

2010

2015

Tây Bắc

0,43

0,7

0,94

Đông Bắc

2,41

3,98

5,32

Đồng bằng sông Hồng

7,95

13,10

17,5

Bắc Trung Bộ

2,98

4,92

6,56

Nam Trung Bộ

2,27

3,74

5,0

Tây Nguyên

0,72

1,17

1,56

Đông Nam Bộ

7,78

12,17

16,25

Đồng bằng sông Cửu Long

4,46

7,02

9,37

Về nguồn vốn đầu tư, huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước bao gồm vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn góp liên doanh, ... để đầu tư xi măng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xi măng, kể cả đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần.

Nhà nước có hỗ trợ thích hợp đối với những dự án phát triển xi măng ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn thông qua các cơ chế, chính sách hiện hành.

Xem chi tiết: Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 TẠI ĐÂY.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.